Điện thoại CSKH: 19008082 - 0886.234.222
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
Thời gian làm việc: Khám bệnh: 7h-16h (Thứ 2-Thứ 6), 7h-12h (Sáng thứ 7), trừ nghỉ lễ ----- Tiếp nhận cấp cứu và điều trị nội trú 24/7, kể cả nghỉ lễ
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
Thời gian làm việc: Khám bệnh: 7h-16h (Thứ 2-Thứ 6), 7h-12h (Sáng thứ 7), trừ nghỉ lễ
Tiếp nhận cấp cứu và điều trị nội trú 24/7, kể cả nghỉ lễ
Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An > Y học thường thức > Rắn độc cắn

Rắn độc cắn

Khoa Chống độc, Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An

Mùa mưa là giai đoạn sinh nở, phát triển của rắn, đặc biệt là các loài rắn độc. Tình trạng mưa lụt kéo dài, biến đổi khí hậu còn phá vỡ môi trường sống của rắn nên chúng đi tìm thức ăn…. Đây cũng là nguyên nhân mùa mưa số nạn nhân nhập viện cấp cứu gia tăng với những mức độ nguy hiểm khác nhau. Vậy làm thế nào để nhận biết khi bị rắn độc cắn?

Rắn độc thường có đặc điểm 

– Màu sắc sặc sỡ hơn so với rắn không độc.

– Đầu hình tam giác, phủ bằng các vảy nhỏ, phân biệt rõ ràng với thân mình, có hố má ở hai bên đầu, giữa mắt và mũi.

– Mặt bên đầu thiếu vảy má, vảy trước tiêp xúc với vảy mũi.

– Vảy đuôi trơn.

– Có hai móc độc dài, phân biệt rõ với răng. Mỗi móc độc có 01 ống độc hoặc rãnh, do đó nọc độc đưa vào sâu.

Rắn không độc có đặc điểm:

– Sau 2 giờ, vị trí cắn không sưng nề, không xuất huyết, không hoại tử.

– Sau 6 giờ, không xuất hiện các triệu chứng toàn thân như độc thần kinh, xuất huyết

1. Triệu chứng khi bị rắn cắn

– Tại chỗ: Có dấu móc độc của răng, đau, chảy máu, bầm tím, sưng nề, nổi bọng nước, nhiễm trùng, áp xe.

– Toàn thân: Buồn nôn, nôn, khó chịu, đau bụng, yếu tứ chi, ngủ gà

– Tim mạch: chóng mặt ngất xỉu, sốc, tụt huyết áp, rối loạn nhịp

– Rối loạn đông máu: chảy máu từ vết thương, chảy máu hệ thống ( chảy máu cam, chảy máu chân răng, đi cầu phân đen,..)

– Thần kinh: ngủ gà, liệt mềm, mất tiếng, khó nuốt.

– Thận: Rơi vào tình trạng thiểu niệu, suy thận cấp

– Các biến chứng lâu dài: mất mô do cắt lọc hoặc cắt cụt chi, loét kéo dài, nhiễm trùng, viêm cơ xương khớp.

2. Làm thế nào để sơ cứu nhanh, chính xác, hiệu quả những trường hợp bị rắn cắn?

Nếu bị rắn độc cắn, nhanh chóng gọi dịch vụ cấp cứu khẩn cấp tại cơ sở y tế gần nhất. Trong thời gian chờ đợi sự giúp đỡ của y tế, người thực hiện cần sớm tuân thủ các bước sau

– Di chuyển nạn nhân xa ra khỏi tầm hoạt động của con rắn.

– Trấn an người bị rắn cắn, giữ tâm lý bình tĩnh, hạn chế cử động, bất động chi bị cắn bằng nẹp, để làm chậm sự lây lan của nọc độc.

– Tháo bỏ đồ trang sức và nới lỏng quần áo nhằm tránh gây chèn ép và làm sưng vết thương.

– Điều chỉnh tư thế cho vùng bị rắn cắn nằm thấp hơn tim, ngay cả trong lúc được vận chuyển đến bệnh viện (có thể cầm theo xác con rắn hay chụp lại hình ảnh rắn cắn, mô tả loại rắn cắn).

– Làm sạch vết thương bằng xà phòng và nước muối sinh lý.

– Dùng một miếng gạc khô và sạch để băng kín vùng bị cắn.

Điều quan trọng nhất sau khi bị rắn tấn công, nạn nhân cần được nhanh chóng đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí bằng huyết thanh kháng nọc rắn càng sớm càng tốt, ít nhất 12 giờ đầu. Ngoài ra còn các kỹ thuật chuyên sâu như lọc máu, điều trị kháng sinh,… Vì thế, việc nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cấp cứu sẽ tăng hiệu quả điều trị.

3. Không nên làm gì khi sơ cứu bệnh nhân rắn cắn?

– Khi thấy người bị rắn cắn không nên chờ đợi mà đưa ngay người bệnh đến các cơ sở y tế thăm khám; không nên có tâm lý chủ quan, chỉ khi thấy những biểu hiện nghiêm trọng như suy hô hấp, vết thương hoại tử lan rộng,… mới cần cấp cứu.

– Không nên áp dụng những bài thuốc dân gian để sơ cứu người bị rắn cắn nếu chưa tham khảo ý kiến bác sĩ.

– Không sử dụng băng garo cột chặt vùng bị rắn cắn để tránh làm đau nạn nhân, cản trở lưu thông máu đến các chi gây hoại tử.

– Không rạch, đâm chích vết thương hoặc cố gắng loại bỏ nọc độc để tránh làm nặng thêm tình trạng nhiễm trùng.

– Người bị rắn cắn không nên dùng thức uống có chứa caffeine hoặc rượu vì chúng có thể làm tăng tốc độ hấp thụ nọc độc của cơ thể.

– Không nên cố gắng bắt bằng được rắn mà nên ghi nhớ màu sắc, hình dạng và cách rắn tấn công. Nếu có thể, hãy chụp ảnh rắn từ khoảng cách an toàn để giúp bác sĩ nhận dạng và hỗ trợ cho quá trình điều trị nhanh chóng hơn.

– Đặc biệt lưu ý không tự ý chườm lạnh, bôi hóa chất, đắp lá cây,… lên vết thương hoặc uống thuốc khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ. Nhiều trường hợp làm nặng lên tình trạng của bệnh, nhiễm trùng tại chỗ, hoại tử, nhiễm trùng huyết làm kéo dài thời gian điều trị, để lại di chứng thậm chí tử vong.

Để đặt lịch khám và tìm hiểu thông tin, xin vui lòng liên hệ
🏥 Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An.
🏆 Chất lượng hàng đầu – Phát triển chuyên sâu – Nâng tầm cao mới.
🛤Km5, xã Nghi Phú, Vinh, Nghệ An.
☎️Số điện thoại đặt lịch khám: 1900.8082 hoặc 0886.234.222
⌚️Thời gian đặt hẹn: 7h – 16h thứ 2 đến thứ 6
🖥Website: https://bvnghean.vn.