I. Tổng quan
– Áp xe hậu môn là tình trạng các khoang gần hậu môn hoặc trực tràng chứa đầy mủ. Phần lớn các trường hợp đều do các tuyến bên trong bị nhiễm trùng cấp tính. Vi khuẩn, phân hoặc vật lạ làm tắc nghẽn tuyến hậu môn, xâm nhập vào mô xung quanh sau đó tụ lại trong khoang, gây ra hiện tượng áp xe. Dịch thoát ra từ áp xe này tạo đường hầm thông ra ngoài gây ra rò hậu môn
– Tuy nhiên có những trường hợp ổ áp xe không thoát được dịch ra ngoài có thể tiếp tục lan rộng sang các khoang lân cận cũng như tiến triển thành nhiễm trùng toàn thân, nếu không phát hiện kịp thời có thể dẫn đến hội chứng fournier một trong những biến chứng rất nặng nề, nguy cơ tử vong cao
Tuổi mắc bệnh từ 20 đến 60 tuổi. Nam giới trưởng thành có nguy cơ mắc áp xe – rò hậu môn gấp đôi nữ giới.
– Đau hậu môn, thường dữ dội và đau nhói.
– Bạn có thể cảm thấy đau nhiều hơn khi đại tiện, ho hoặc ngồi.
– Sưng và đỏ ( viêm ) bên trong hoặc xung quanh hậu môn của bạn. Đây là những dấu hiệu của nhiễm trùng đang hoạt động dưới da ( viêm mô tế bào ).
– Chất lỏng chảy ra từ xung quanh hậu môn của bạn. Nó có thể bao gồm mủ, phân hoặc máu ( chảy máu trực tràng ). Nó có thể có mùi.
– Các triệu chứng ít phổ biến hơn bao gồm:
+ Sốt
+ Đau khi đi tiểu
+ Đại tiện không tự chủ
– Lỗ rò trông như thế nào ? Lỗ rò hậu môn trông giống như một lỗ trên da gần hậu môn của bạn. Lỗ này thực chất là phần ngoài cùng của đường rò, nối với ổ áp xe bên trong. Nó có thể chảy dịch như mủ, máu hoặc phân, đặc biệt là khi bạn ấn vào vùng da xung quanh. Một số lỗ rò mạn tính có thể đóng lại ở lỗ rò ngoài, trong khi phần còn lại của đường hầm vẫn còn. Điều này gây đau và sưng tấy cho đến khi lỗ rò ngoài được mở ra để thoát dịch và mủ
Điều này có thể dẫn đến các biến chứng lâu dài, chẳng hạn như:
+ Nhiễm trùng dai dẳng : Nhiễm trùng có thể biến mất ở vị trí ban đầu nhưng sau đó quay trở lại, hình thành áp xe mới và gây ra cơn đau mới tạo thành vòng lặp mãi mãi
+ Tạo ra các đường hầm mới và lỗ rò mới trên da của bạn. Những lỗ rò này càng ngày càng phức tạp và khó điều trị hơn.
+ Ung thư Ung thư hậu môn đôi khi được tìm thấy ở những lỗ rò hậu môn mạn tính, tồn tại trong nhiều năm.
+ Rò phức tạp: Đường rò cấu tạo ngoằn ngoèo, có nhiều nhánh và có thể có nhiều lỗ thông.Xuyên qua phần lớn cơ thắt hậu môn
+ Rò đơn giản: Đường rò có cấu trúc ngắn, ít nhánh, Liên quan ít đến cơ thắt hậu môn
II. Phương pháp điều trị
Tùy vào đường rò đơn giản hay phức tạp sẽ có những cách phẫu thuật khác nhau
1. Rò hậu môn đơn giản : Cắt đường rò
2. Rò hậu môn phức tạp : Cắt đường rò bảo tồn cơ thắt hậu môn
1. Biến chứng
– Nhiễm trùng tái phát : Nếu nhiễm trùng không biến mất hoàn toàn khỏi lỗ rò, nó có thể tiếp tục bên trong lỗ rò đang lành của bạn à Có thể điều trị khỏi bằng kháng sinh
– Lỗ rò tái phát . Lỗ rò hậu môn có thể tái phát sau phẫu thuật nếu nó không lành hoàn toàn. Điều này có thể là do các bệnh mãn tính tiềm ẩn hoặc do kỹ thuật phẫu thuật
– Đại tiện không tự chủ : Một số người gặp phải tình trạng mất khả năng đại tiện không tự chủ sau phẫu thuật rò hậu môn.
Những biến chứng này ít gặp hơn với các bác sĩ phẫu thuật đại trực tràng có kinh nghiệm
– Bổ sung nhiều nước và chất xơ.
– Thuốc giảm đau có thể gây táo bón, cần phối hợp thêm các thuốc nhuận tràng
– Ngâm hậu môn bằng nước chè hoặc nước trầu không hằng ngày 3-5 lần ngày 1 lần 3-5 phút
– Băng vết thương để thấm dịch và phải thay băng hàng ngày
– Kháng sinh
Tùy và mức độ phức tạp của đường rò thông thường để trở về bình thường cần 3 – 6 tháng.
Thông báo ngừng hoạt động khám bệnh tại Khoa Khám bệnh, Thứ 7, Ngày 07/9/2024
Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An đón tiếp đoàn Bệnh viện đa khoa Yên Bái đến thăm và làm việc
Thông báo về lịch nghỉ ngày Lễ Quốc Khánh 2/9 năm 2024 của Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An
Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An tổ chức Giải Thể thao chào mừng 106 năm Ngày truyền thống Bệnh viện (18/9/1918 – 18/9/2024)
Copyright © 2024 BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ ĐA KHOA NGHỆ AN