Khoa Hồi sức tích cực
Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An
Thông tin dành cho người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT), gia đình của bệnh nhân, bạn bè và người chăm sóc. Thông tin này cung cấp những lời tư vấn và các thông tin hữu ích về bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD, bao gồm các triệu chứng để phát hiện bệnh, điều trị bệnh như thế nào, các bước để bạn có thể quản lý tình trạng bệnh và tự chăm sóc bản thân tại nhà ở giai đoạn ổn định.
1. Bệnh phổi tắc nghẽn là gì?
Là bệnh hô hấp phổ biến có thể phòng và điều trị được. Đặc trưng bởi sự giới hạn luồng khí thở do đáp ứng viêm do hít các chất khí độc hại, hậu quả của bất thường của đường thở phơi nhiễm với khí độc hại như: khói thuốc lá, thuốc lào là yếu tố nguy cơ chính, ô nhiễm không khí cũng là yếu tố nguy cơ quan trọng gây BPTNMT.
Khi các triệu chứng xuất hiện trong giai đoạn đầu, người bệnh thường chủ quan cho rằng những cơn ho khạc đàm là bình thường. Vì thế, không có can thiệp kịp thời, dẫn đến tiếp tục tiên triển ngày càng nặng dần và xuất hiện khó thở từ gắng sức ban đầu và sau đó khó thở liên tục ngay cả khi đang nghỉ ngơi trên giường.
2. Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ gây ra Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính?
Nguyên nhân chính của BPTNMT là hút thuốc lá, bệnh hay gặp ở nam giới trên 40 tuổi. Hít phải khói thuốc lá lâu dài gây nguy cơ cao khoảng 80-90% mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
– Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính thường gây ra những tác động trực tiếp tại hệ thống hố hấp với các dấu hiệu:
– Ngoài ra nếu bệnh ở mức độ nặng người bệnh có thể có cảm giác ăn mất ngon, giảm cân, sốt….
– Những triệu chứng này thường bị người bệnh chủ quan và không đi khám và điều trị kịp thời.
Trả lời các câu hỏi sau để tầm soát nhanh bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Câu 1: Ông/bà có ho vài lần trong ngày ở hầu hết các ngày không?
Câu 2: Ông/bà có khạc đàm ở hầu hết các ngày không?
Câu 3: Ông/bà có bị khó thở hơn những người cùng tuổi?
Câu 4: Ông/bà có trên 40 tuổi?
Câu 5: Ông/bà có đang hút thuốc lá hay đã từng hút thuốc không?
Nếu có 3 câu trả lời là “có” thì bạn nên đến cơ sở y tế để được thăm khám và tư vấn.
Diễn tiến và các biến chứng bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính nếu không điều trị
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, BPTNMT sẽ gây ra một số biến chứng nặng nề, ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống của người bệnh và thậm chí gây nguy hiểm tính mạng. (Tràn khí màng phổi, Suy tim, Suy hô hấp, Trầm cảm ….tàn phế giảm khả năng vận động )
Tình trạng khó thở trong bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính sẽ tăng dần theo thời gian, bệnh nhân sẽ bị hạn chế trong công việc, lao động, sinh hoạt vì khó thở
Ngoài ra, nếu không điều trị, bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính sẽ có những đợt bệnh trở nặng gọi là đợt cấp, làm cho bệnh nhân khó thở nhiều hơn, có thể dẫn đến nhập viện và tử vong.
Làm thế nào để nhận biết BPTNMT?
Nếu có một trong những triệu chứng: Khó thở, Ho mạn tính, Khạc đờm và hoặc tiếp xúc các yếu tố nguy cơ.
Đo chức năng hô hấp:
+ Để xác định chính xác chẩn đoán khi chỉ số FEV1/FVC <0,7 (70%) sau Test giãn phế quản.
+Đo khuếch tán khí (DLCO) bằng đo thể tích ký thân, pha loãng khí Helium… nếu bệnh nhân có triệu chứng nặng hơn mức độ tắc nghẽn khi đo bằng chức năng thông khí.
Công cụ đánh giá triệu chứng và sự ảnh hưởng của bệnh lên tình trạng sức khỏe của người bệnh:
– Bộ câu hỏi sửa đổi của Hội đồng nghiên cứu y khoa Anh (mMRC): gồm 5 câu hỏi với điểm cao nhất là 4, điểm càng cao thì mức độ khó thở càng nhiều. mMRC<2 được định nghĩa là ít triệu chứng, mMRC ≥ được định nghĩa là nhiều triệu chứng.
Giai đoạn GOLD | Giá trị FEV1 sau test hồi phục phế quản |
Giai đoạn 1 | FEV1 > 80% trị số lý thuyết |
Giai đoạn 2 | 50% ≤ FEV1 <80% trị số lý thuyết |
Giai đoạn 3 | 30% ≤ FEV1<50 % trị số lý thuyết |
Giai đoạn 4 | FEV1 < 30% trị số lý thuyết |
Đánh giá Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính theo nhóm ABCD (GOLD 2018)
Các dấu hiệu của đợt cấp:
+ Bệnh nhân đã được chẩn đoán mắc BPTNMT nay xuất hiện triệu chứng nặng hơn thường ngày hoặc các trường hợp tuổi trung niên chưa có chẩn đoán nhưng xuất hiện các triệu chứng: Ho tăng – Khó thở tăng – Khạc đàm tăng – Thay đổi màu sắc của đàm.
+ Nhập viện đối với những trường hợp BPTNMT đợt cấp mức độ nặng hoặc rất nặng có đe dọa cuộc sống.
+ Các bệnh tim mạch.
+ Bệnh hô hấp.
+ Trào ngược dạ dày – thực quản.
+ Hội chứng chuyển hóa và tiểu đường
+ Loãng xương.
+ Lo lắng, trầm cảm.
Bệnh lý đi kèm là nguyên nhân phổ biến hoặc góp phần trong số đợt cấp và nhập viện của bệnh nhân mắc BPTNMT.
Theo Hội lồng ngực Hoa Kỳ (ATS) đã ghi nhận BPTNMT thường xuyên kết hợp với viêm phổi so với các bệnh mạn tính khác. Trong số những bệnh nhân có biểu hiện viêm phổi cộng đồng có khoảng 19% có BPTNMT. Viêm phổi cũng được xem như là một phần trong quá trình xảy ra đợt cấp BPTNMT. Những bệnh nhân có bệnh viêm phổi luôn khởi phát đột ngột hơn về triệu chứng, bệnh nặng hơn, nhập hồi sức cấp cứu và thời gian lưu bệnh kéo dài, tử vong cao.
Bệnh phối tắc nghẽn mạn tính có thể điều trị khỏi hoàn toàn ? Bạn nên làm gì nếu mắc BPTNMT?
+ Giảm triệu chứng.
+ Chậm quá trình tổn thương ở phổi.
+ Cải thiện khả năng gắng sức nâng cao chất lượng cuộc sống.
+ Ngăn ngừa và điều trị biến chứng.
+ Giảm khó thở
+ Giảm ho
+ Hoạt động nhiều hơn.
9.1. Một số phương pháp có thể làm cải thiện triệu chứng, giảm đợt cấp:
9.2. Điều trị thuốc:
Có rất nhiều loại thuốc có sẵn để điều trị BPTNMT. Một số trong những thuốc này có thể được dùng như là dạng viên hoặc viên nang. Một số dạng hít vào như phun sương hay bột khô. Mỗi loại thuốc hít khác nhau sẽ hoạt động theo một cách khác nhau. Điều quan trọng trong việc sử dụng dụng cụ hít là bạn phải hiểu rõ hơi thở của bạn và biết sử dụng thích hợp và đúng kỹ thuật các dụng cụ hít để bạn được hưởng những lợi ích nhiều nhất từ thuốc.
+ Lựa chọn thuốc tùy mức độ nặng của bệnh, đáp ứng bệnh nhân và tác dụng phụ của thuốc.
+ Giãn phế quản tác dụng kéo dài dạng hít hiệu quả và thuận lợi.
+ Thuốc giãn phế quản tác dụng kéo dài giúp giảm nguy cơ đợt cấp, nguy cơ nhập viện, cải thiện triệu chứng và tăng chất lượng cuộc sống.
+ Giúp cải thiện chức năng hô hấp, giảm tỷ lệ đợt cấp, cải thiện triệu chứng.
+ Có liên quan đến sự gia tăng nguy cơ viêm phổi .
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính thường khó phát hiện ở giai đoạn sớm. Vì vậy, những người thuộc nhóm nguy cơ cao như hút thuốc lá, làm việc hoặc sống trong môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi, cơ địa dị ứng… nên đi khám ngay khi có các triệu chứng ho và khạc đờm thường xuyên (nhất là vào buổi sáng), khó thở khi gắng sức. Ho, khạc đờm dai dẳng thường xuất hiện nhiều năm trước khi có tình trạng tắc nghẽn đường dẫn khí (tuy không phải tất cả những ai có triệu chứng này đều tiến triển thành BPTNMT).
Những điều cần làm của người bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
– Bệnh nhân phổi tắc nghẽn mãn tính cần đến khám bác sĩ chuyên khoa ngay khi phát hiện các dấu hiệu mắc bệnh nói trên, để khám và định hướng điều trị đúng.
– Sử dụng thuốc điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ, khám sức khỏe định kỳ để tầm soát, phát hiện bệnh sớm. Tránh lạm dụng thuốc giãn phế quản tác dụng ngắn để cắt cơn (sử dụng > 02 ống/tuần) sẽ tăng nguy cơ tử vong và nhập viện.
– Cai thuốc lá, thuốc lào; cần tránh hít phải khói thuốc (hút thuốc lá thụ động), giữ môi trường sống trong sạch, hạn chế tiếp xúc với các loại khói.
– Vật lý trị liệu, tập thể dục, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng.
– Khi nào người bệnh cần gặp Bác sĩ?
Trong quá trình điều trị người bệnh cảm nhận có những triệu chứng bất thường hoặc tình trạng khó thở nặng hơn, cần trao đổi với Bác sĩ đẩ có hướng xử trí và điều trị phù hợp hoặc cấp cứu kịp thời.
Hãy đến cơ sở y tế gần bạn nhất để được tư vấn và đo chức năng hô hấp nhằm phát hiện sớm và chẩn đoán xác định bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
*Tình hình điều trị tại bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An
Đối với các trường hợp mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD khi được tiếp nhận tại Bệnh viện luôn được kiểm tra và phát hiện sớm nhất.Với các bác sỹ chuyên nghiệp và dịch vụ chăm sóc bệnh nhân tận tình. Chúng tôi tự tin mang lại cho bệnh nhân sự an toàn và tin tưởng tuyết đối.
Để đặt lịch khám và tìm hiều thêm thông tin, xin vui lòng liên hệ
🏥BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ ĐA KHOA NGHỆ AN
🏆Chất lượng hàng đầu – Phát triển chuyên sâu – Nâng tầm cao mới
🛣️Địa chỉ: Km5, Đại lộ Lê Nin, TP Vinh, Nghệ An
🌎Website: www.bvnghean.vn
🌍Facebook: /bvhndknghean
☎️TỔNG ĐÀI CSKH + ĐẶT LỊCH KHÁM: 1900.8082 – 0886.234.222
Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An thông báo nội dung ôn tập: môn thi Ngoại ngữ, Kiến thức chung, Chuyên môn chuyên ngành kỳ thi tuyển viên chức năm 2024
Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An tiên phong trong phẫu thuật nội soi điều trị thoát vị đĩa đệm
Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An tổ chức tiêm vắc xin phòng sởi cho nhân viên y tế
Thông báo số 3292/TB-BV về việc Tuyển dụng viên chức năm 2024 của Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An
Copyright © 2024 BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ ĐA KHOA NGHỆ AN