Điện thoại CSKH: 19008082 - 0886.234.222
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
Thời gian làm việc: Khám bệnh: 7h-16h (Thứ 2-Thứ 6), 7h-12h (Sáng thứ 7), trừ nghỉ lễ ----- Tiếp nhận cấp cứu và điều trị nội trú 24/7, kể cả nghỉ lễ
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An > Y học thường thức > Bệnh trĩ – Nỗi ám ảnh của nhiều người

Bệnh trĩ – Nỗi ám ảnh của nhiều người

Trĩ là một bệnh rất thường gặp. coque iphone pas cher Tỉ lệ mắc bệnh trong cộng đồng dân cư có thể rất cao, tới 30-50%. coque iphone 8 Bệnh không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe mà còn một ám ảnh về mặt tinh thần đối với nhiều bệnh nhân. Có nhiều yếu tố trong quá trình bệnh sinh và thúc đẩy tiến triển của bệnh như: yếu tố đặc thù nghề nghiệp (đứng hoặc ngồi lâu), táo bón, thai nghén, xơ gan và các bệnh lý nội ngoại khoa khác có làm tăng áp lực trong ổ bụng.

1 2

Bệnh nhân nên nghĩ tới bệnh và tìm kiếm các tư vấn về sức khỏe khi thấy các triệu chứng sau: chảy máu vùng hậu môn, sa khối hậu môn, đi ngoài đau hậu môn (từng đợt, liên tục). Bệnh nhân cảm giác mệt mỏi nếu có tình trạng thiếu máu. Trong trường hợp có biến chứng như tắc mạch, hoại tử búi trĩ bệnh nhân có thể có cảm giác đau giữ dội, sờ thấy khối tím cạnh hậu môn. Bệnh có thể đi kèm với các tổn thương phối hợp khác như áp xe (đau, sốt, khối sưng, nóng, đỏ, đau, có khi vỡ chảy mủ cạnh hậu môn), nứt kẽ hậu môn (đau, vết nứt thường dưới đường lược vị trí 6h, cơ thắt co bóp chặt), sa niêm mạc trực tràng, K ống hậu môn, Crohn,…

Chẩn đoán bệnh chủ yếu dựa vào thăm khám lâm sàng. Ngoài ra nội soi trực tràng ống mềm (nhằm mục đích phân loại thể bệnh, phát hiện các bệnh lý khác vùng hậu môn trực tràng cũng gây ra triệu chứng chảy máu khi đại tiện dễ nhầm với chảy máu do trĩ (polyp trực tràng, khối u trực tràng, Crohn, viêm loét trực tràng chảy máu)), và siêu âm ổ bụng (nhằm tìm kiếm các nguyên nhân gây tăng áp lực ổ bụng) cũng được chỉ định. coque iphone en ligne Các xét nghiệm máu, nước tiểu được làm nhằm giúp hỡ trợ chẩn đoán và chẩn đoán phân biệt.

Phân loại bệnh trĩ:

tri 3

Trĩ nội: Xuất phát trên đường lược. Được phân thành 4 độ:

  • Độ 1: Mới hình thành, chảy máu là triệu chứng chính.
  • Độ 2: Búi trĩ sa xuống khi rặn, tự lên được.
  • Độ 3: Búi trĩ sa ra ngoài, phải đẩy mạnh mới lên được.
  • Độ 4: Búi trĩ sa thường xuyên, có thể nghẹt dẫn đến hoại tử.

Trĩ ngoại: Xuất phát dưới đường lược.

Trĩ hỗn hợp: Trĩ nội và trĩ ngoại cùng có ở một búi trĩ hoặc nhiều búi.

Trĩ có biến chứng: Chảy máu, tắc mạch (đau, búi trĩ tím, có thể một nơi hay nhiều nơi), sa, nghẹt trĩ (búi trĩ sa ra ngoài không thể đẩy lên hoặc đẩy lên lại xuống ngay kèm theo phù nề, đau có thể nhiễm trùng, loét; thường có kết hợp tắc mạch).

Cần chẩn đoán phân biệt trĩ với các bệnh lý sau: ung thư ống hậu môn, trực tràng ( cần thăm trực tràng, nội soi trực tràng ống mềm), nứt kẽ ống hậu môn (đau hậu môn, vết loét, cơ thắt co bóp chặt) và các bệnh lý khác (viêm ống hậu môn, sa trực tràng, u nhú vùng hậu môn, polyp trực tràng,bệnh Crohn…)

Kế hoạch điều trị phụ thuộc vào phân loại và mức độ.

Điều trị nội khoa:

+ Trĩ độ 1, 2 có biến chứng (chảy máu, tắc mạch)

+ Trĩ sa kẹt nhiễm trùng.

+ Trĩ ở phụ nữ có thai: điều trị bằng thuốc và điều trị tại chỗ (chống chỉ định nội soi đại trực tràng và can thiệp ngoại khoa).

Điều trị nội khoa bao gồm

Thay đổi chế độ ăn và thói quen đại tiện (Uống nhiều nước: ngày uống > 3 lít nước, ăn thêm rau củ quả, tập thói quen đại tiện ngày 1 đến 2 lần vào giờ nhất định, kết hợp thể dục nhẹ nhàng và các bài tập dưỡng sinh (các bài tập Kegel giúp lưu thông tuần hoàn máu vùng hậu môn, trực tràng)

Ngâm hậu môn: nước lá trầu không, nước chè xanh ấm. Cho nước vào chậu, ngồi vào chậu, ngày 2 lần sáng tối, mỗi lần 15 – 30 phút

Điều trị thuốc:

+ Kháng sinh: tùy tình trạng nhiễm trùng

+ Vững bền thành mạch: Daflon 2g/ngày/7 – 10 ngày.

+ Nhuận tràng: Duphalac: 2 gói/ngày/7 – 10 ngày.

+ Thuốc đặt tại chỗ: proctolog đặt ngày 2 viên chia 2 sáng tối.

Điều trị ngoại khoa:

+Trĩ độ 2 có biến chứng chảy máu đã điều trị nội khoa không kết quả

+ Trĩ nội độ 3,4, trĩ ngoại, trĩ hỗn hợp.

Trong trường hợp trĩ có kèm theo đái khó thì ưu tiên xử trí vấn đề đái khó trước (Phì đại TTL, hẹp niệu đạo, xơ chít cổ bàng quang…) Phẫu thuật không được tiến hành khi có: áp xe hậu môn, hoại thư, sa toàn bộ trực tràng. Hiện nay có 3 phương pháp phẫu thuật chính bao gồm: phẫu thuật Mlligan – Morgan (phương pháp 3 pince), phẫu thuật Longo (cắt vòng niêm mạc và dưới niêm mạc trên đường lược 3 cm), khâu treo trĩ (sau phẫu thuật Longo mà búi trĩ không được kéo lên hết, trĩ tái phát sau phẫu thuật Longo). coque iphone 8 Sau phẫu thuật bệnh nhân sẽ được cân nhắc ra viện khi: đau ít, ăn uống được, tiểu được, không chảy máu hậu môn. coque iphone outlet Bác sỹ sẽ hướng dẫn chế độ ăn, sinh hoạt cũng như những thuốc cần dùng trong khoảng thời gian đầu sau ra viện và hẹn tái khám (thường sau 7 ngày).

Thạc sỹ, BS.