Theo Tổ chức ghi nhận ung thư toàn cầu GLOBOCAN, năm 2020, trên thế giới có khoảng 627.439 người mắc mới ung thư hạch (U lympho) và khoảng 283.169 người tử vong. Tại Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương hàng năm tiếp nhận khoảng 200-250 bệnh nhân ung thư hạch mới.
1. BỆNH UNG THƯ HẠCH LÀ GÌ?
Bệnh ung thư hạch còn được gọi là ung thư hạch bạch huyết, do sự tăng sinh mất kiểm soát của tế bào bạch cầu lympho.
Tế bào bạch cầu lympho là những tế bào có mặt trong hệ thống bạch huyết. Hệ thống bạch huyết bao gồm nhiều cơ quan tổ chức, trong đó có tổ chức có thể sờ thấy trên một số vùng như cổ, nách, bẹn, lá lách, tuyến ức, tủy xương gọi là hạch.
Trong bệnh ung thư hạch có sự gia tăng ác tính các tế bào tại các cơ quan, tổ chức trong hệ thống bạch huyết gây ra tình trạng sưng to, thường gặp khi có biểu hiện hạch to bất thường.
2. NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH UNG THƯ HẠCH
Cho đến nay nguyên nhân sinh bệnh vẫn chưa được chứng minh một cách rõ ràng. Tuy nhiên có một số các yếu tố làm tăng nguy cơ bị bệnh ung thư hạch như:
4 . CÁC XÉT NGHIỆM ĐỂ CHẨN ĐOÁN BỆNH
Để chẩn đoán bệnh u lympho cần làm nhiều các xét nghiệm nhằm chẩn đoán bệnh, cũng như chẩn đoán giai đoạn bệnh, tiên lượng trong quá trình điều trị bệnh. Bao gồm:
Bệnh ung thư hạch có 4 giai đoạn:
Giai đoạn | Biểu hiện |
I | Tổn thương 1 vùng hạch hoặc một vị trí ngoài hạch (IE) |
II | Tổn thương 2 vùng hạch trở lên trên cùng một phía cơ hoành. Có thể bao gồm cả lách (IIS) hoặc cả 2 (IIES) nhưng vẫn nằm một phía cơ hoành |
III | Tổn thương nằm hai phía cơ hoành. Có thể tổn thương ở lách (IIIS), hoặc vị trí ngoài hạch (IIIE), hoặc cả hai (IIIES) |
IV | Tổn thương lan toả rải rác nhiều tạng hoặc mô ngoài hạch (như: tuỷ xương, gan, phổi…), có kèm hoặc không kèm tổn thương hạch |
B: khi có biểu hiện triệu chứng ‘B’: sốt, ra hồm hôi đêm, gầy sút >10% trọng lượng cơ thể trong 6 tháng
A: không có các triệu chứng trên |
6 . ĐIỀU TRỊ UNG THƯ HẠCH NHƯ THẾ NÀO?
– Hiện nay việc điều trị ung thư hạch về cơ bản có các biện pháp sau: Theo dõi, phẫu thuật, xạ trị, hoá trị; tuy nhiên lựa chọn phương pháp điều trị nào sẽ dựa trên cá thể hoá từng bệnh nhân để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp như (tuổi, thể bệnh, giai đoạn bệnh, các bệnh lý kèm theo…).
– Phẫu thuật không đóng vai trò chính trong điều trị ung thư hạch.
– Hoá trị liệu là phương pháp phổ biến nhất trong điều trị ung thư hạch.
– Liệu pháp sinh học và ghép tế bào gốc.
7 . TIÊN LƯỢNG
Tiên lượng của bệnh ung thư hạch khác nhau tuỳ từng thể bệnh, giai đoạn bệnh và thể trạng của mỗi bệnh nhân. Bệnh nhân ở giai đoạn sớm (I, II) có tiên lượng tốt hơn so với giai đoạn muộn (II, IV) khi đã có di căn hay xấm lấn các cơ quan.
8 . THEO DÕI SAU ĐIỀU TRỊ
Sau khi điều trị lui bệnh, người bệnh cần thường xuyên theo dõi sức khỏe. tái khám định kỳ hằng tháng để theo dõi bệnh, phát hiện sớm tình trạng bệnh nếu có tái phát.
9. CHĂM SÓC
– Trong giai đoạn điều trị bệnh, người bệnh cần hạn chế vận động nặng, ăn uống đủ chất và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Không dùng các thuốc nam, đông y hoặc thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc.
– Giai đoạn kết thúc điều trị: người bệnh nên duy trì chế độ sống lành mạnh, hoạt động thể dục phù hợp với sức khoẻ, điều trị các bệnh đồng mắc, tái khám đầy đủ và tuân thủ các chỉ định điều trị của bác sĩ.
Thông báo ngừng hoạt động khám bệnh tại Khoa Khám bệnh, Thứ 7, Ngày 07/9/2024
Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An đón tiếp đoàn Bệnh viện đa khoa Yên Bái đến thăm và làm việc
Thông báo về lịch nghỉ ngày Lễ Quốc Khánh 2/9 năm 2024 của Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An
Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An tổ chức Giải Thể thao chào mừng 106 năm Ngày truyền thống Bệnh viện (18/9/1918 – 18/9/2024)
Copyright © 2024 BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ ĐA KHOA NGHỆ AN