Điện thoại CSKH: 19008082 - 0886.234.222
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
Thời gian làm việc: Khám bệnh: 7h-16h (Thứ 2-Thứ 6), 7h-12h (Sáng thứ 7), trừ nghỉ lễ ----- Tiếp nhận cấp cứu và điều trị nội trú 24/7, kể cả nghỉ lễ
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
Thời gian làm việc: Khám bệnh: 7h-16h (Thứ 2-Thứ 6), 7h-12h (Sáng thứ 7), trừ nghỉ lễ
Tiếp nhận cấp cứu và điều trị nội trú 24/7, kể cả nghỉ lễ
Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An > Đào tạo liên tục > Bệnh vảy phấn hồng Gibert

Bệnh vảy phấn hồng Gibert

 1. Đại cương

Bệnh vảy phấn hồng là một bệnh lý da liễu thường gặp, có thể tự khỏi, không để lại sẹo, ít khi tái phát, không lây lan. Bệnh có xu hướng phổ biến vào mùa đông xuân, chủ yếu gặp ở trẻ em và người lớn trẻ độ tuổi từ 10 – 35 , trong đó tỷ lệ nữ gặp nhiều hơn nam.

2. Nguyên nhân

Nguyên nhân chính xác gây bệnh vảy phấn hồng hiện vẫn chưa rõ ràng. Theo nhiều nghiên cứu chỉ ra bệnh có thể liên quan đến nhiễm trùng : nhiễm virus HHV -6, HHV- 7, HHV – 8, CMV, EBV hay vi khuẩn, nấm,….

3. Triệu chứng

Bệnh vảy phấn hồng thường tiến triển theo 2 giai đoạn:

– Thông thường, người bị vảy phấn hồng sẽ xuất hiện một mảng thương tổn tiên phát ( thương tổn mẹ ) nổi lên vùng lưng, ngực hoặc bụng, hay gặp nhất ở mạn sườn. Mảng giới hạn rõ, hình tròn hay bầu dục , màu đỏ hoặc tăng sắc tố, trung tâm có xu hướng lành, có vảy da mỏng ở phía trong bờ rìa thương tổn. Trước khi thương tổn mẹ xuất hiện, người bệnh có khả năng gặp các triệu chứng như mệt mỏi, đau đầu, buồn nôn, chán ăn, sốt hoặc đau khớp.

– Sau khi thương tổn “mẹ” xuất hiện vài ngày hoặc vài tháng, những thương tổn tương tự nhưng nhỏ hơn có thể hình thành vùng thân mình, vùng ít tiếp xúc ánh sáng, đối xứng giống hình cây thông, gọi là thương tổn “con”. Một số trường hợp có thể  xuất hiện các sẩn nhỏ màu đỏ không có vảy . Thương tổn có thể xuất hiện ở mặt, da đầu, sinh dục nhưng hiếm gặp.

Cả 2 loại thương tổn đều có thể gây ngứa, đặc biệt là khi người bệnh tập thể dục hoặc khi vùng da bị bệnh tiếp xúc với nhiệt.

Trong đó, có khoảng 20% số người mắc bệnh vảy phấn hồng không gặp phải những triệu chứng điển hình như trên, được gọi là thể không điển hình. Những dạng bệnh đó thường có sự thay đổi về hình dạng tổn thương như: nổi mày đay, ban xuất huyết, ban hình bia bắn giống hồng ban đa dạng, nổi mụn nước , dát giảm sắc tố…Hoặc thương tổn xuất hiện ở vị trí khác như: lòng bàn chân; khu trú ở tay , chân ,nách , bẹn; khu trú đầu cực ; vùng nếp gấp,…

5. Tiến triển

hầu hết bệnh nhân bị vảy phấn hồng tự khỏi sau 2 – 12 tuần, một số trường hợp có thể lâu hơn tới 5 – 6 tháng. Bệnh thường khỏi hoàn toàn không để lại dấu vết gì, một số có thể để lại dát tăng sắc tố. Bệnh ít khi tái phát, tỷ lệ tái phát khoảng 1.8-3.7%.

6. Biến chứng: Có thể xảy ra gồm Chàm hoá , bội nhiễm

7. Điều trị

Bệnh vảy phấn hồng thường tự thoái lui mà không cần điều trị đối với những trường hợp không có biến chứng.

Bệnh nhân cần được tư vấn để hiểu biết về bệnh và không hoang mang lo lắng.

Với những trường hợp thương tổn lan tỏa, ngứa nhiều , tiến triển kéo dài cần điều trị. Bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị phù hợp nhất cho từng cá nhân tùy thuộc vào tình trạng bệnh như:

– Điều trị tại chỗ bằng thuốc bôi: corticoid trung bình hoặc nhẹ ( kem hydrocortison, desonid, betamethasone,…) , dưỡng ẩm.

– Kháng histamin đường uống.

– Thuốc kháng virus: Acyclovir 800mg * 5 lần / ngày trong giai đoạn sớm của bệnh và những trường hợp thương tổn lan tỏa.

– Quang trị liệu UVB có tác dụng trong một số trường hợp , nhưng có thể để lại dát tăng sắc tố nhất là trên nền da sẫm màu.

Bệnh vảy phấn hồng có thể dễ nhầm với các bệnh lý da liễu khác. Ngay khi trên da xuất hiện dấu hiệu bất thường, người bệnh nên đi khám sớm để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.