Điện thoại CSKH: 19008082 - 0886.234.222
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
Thời gian làm việc: Khám bệnh: 7h-16h (Thứ 2-Thứ 6), 7h-12h (Sáng thứ 7), trừ nghỉ lễ ----- Tiếp nhận cấp cứu và điều trị nội trú 24/7, kể cả nghỉ lễ
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An > Y học thường thức > Bí quyết để cơ thể khoẻ mạnh mỗi ngày

Bí quyết để cơ thể khoẻ mạnh mỗi ngày

 Sức khỏe là vốn quý quan trọng nhất đối với con người. Để duy trì sức khỏe tốt, dinh dưỡng lành mạnh và hoạt động thể lực đóng vai trò nền tảng.

Dinh dưỡng chiếm một vai trò quan trọng trong việc hình thành, phát triển cơ thể và giữ gìn sức khỏe của con người. Ở mỗi thời kỳ phát triển của một đời người, nhu cầu về dinh dưỡng hoàn toàn khác nhau, tuy nhiên việc đáp ứng nhu cầu ấy một cách hợp lý lại luôn luôn là vấn đề đáng chú ý, vì đó là nền tảng của sức khỏe. Bữa ăn đầy đủ chất dinh dưỡng là một bữa ăn cung cấp đầy đủ năng lượng, đầu đủ 4 nhóm thực phẩm: tinh bột, đạm, béo, vitamin và khoáng chất. Nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng thay đổi theo mức độ lao động, giới, tuổi và BMI (chỉ số khối cơ thể).

  1. Bữa ăn cân đối là bữa ăn trong đó các chất dinh dưỡng cân đối hợp lý. Khẩu phần năng lượng từ Glucid chiếm từ 60-70% tổng năng lượng, Protein chiếm 12-20%, Lipid là 18% -25%, trong đó Lipid thực vật chiếm 50% tổng số Lipid. Chúng ta ăn đa dạng các loại thực phẩm, đủ vitamin và khoáng chất, chất xơ chiếm từ 18- 20g/ ngày.
  2. Để đảm bảo một cơ thể khỏe mạnh thì Nước đóng vai trò rất quan trọng. Nước chiếm đến tỉ lệ 70%- 80% trọng lượng cơ thể, chúng ta phải cung cấp lượng nước trong ngày đủ và theo công thức 40ml/kg cân nặng/ngày.
  3. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) lượng muối chúng ta cung cấp mỗi ngày nên dưới 10g muối/ ngày.
  4. Muốn đảm bảo một bữa ăn đủ chất dinh dưỡng và cân đối, chúng ta cần thực hiện đa dạng hóa bữa ăn, sử dụng nhiều loại thực phẩm khác nhau. Phối hợp thực phẩm nguồn gốc động vật và thực vật, ví dụ không chỉ ăn thịt, cá, mà còn ăn đậu phụ, vừng lạc, rau và hoa quả.

    – Các loại rau quả tươi nên cung cấp 300 – 500g/ngày, giúp hạn chế táo bón, cung cấp nhiều vi chất dinh dưỡng cần thiết đặc biệt chú ý:

   –  Các loại củ quả có màu vàng, màu da cam, màu đỏ như: cà rốt, bí đỏ, gấc, các loại quả,..

   – Các loại rau màu xanh thẫm như: rau ngót, rau dền, rau muống, rau cải,..

  1. Vậy dinh dưỡng lành mạnh là dinh dưỡng đầy đủ, cân đối, hợp lý và đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Thức ăn, đồ uống phải đảm bảo an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng, không trở thành nguồn gây bệnh. Như các cụ ta đã có câu “Bệnh từ miệng vào, họa từ miệng ra”. Một khẩu phần ăn có giá trị dinh dưỡng cao và giúp tăng cường sức khỏe chỉ khi trong thành phần có đầy đủ các nhóm ở tỷ lệ thích hợp. Đó là nguyên tắc cơ bản của dinh dưỡng hợp lý.
    – Ăn đúng bữa, hạn chế mỡ động vật, phủ tạng động vật, các thực phẩm chứa nhiều muối (đồ hộp, dưa muối, cà muối,…), các loại nước ngọt có ga, bánh kẹo ngọt.
    – Không sử dụng các chất kích thích như: rượu, bia, cà phê, thuốc lá,…
    Sử dụng sữa và các sản phẩm của sữa phù hợp với mỗi lứa tuổi.
  2. Một chế độ ăn uống cân đối cần đi kèm với hoạt động thể lực phù hợp và duy trì cân nặng nên có. Vai trò của hoạt động thể lực rất quan trọng trong vấn đề nền tảng sức khỏe con người.
    6.1. Hoạt động thể lực là chuyển động cơ thể, trong quá trình thực hiện có sự biến đổi làm tăng nhịp tim, nhịp thở và gây tiêu hao năng lượng. được thực hiện theo nhiều cách khác nhau như: tham gia vào các công việc lao động hàng ngày, hoạt động vui chơi, tập luyện thể dục thể thao và đi lại. Hoạt động thể lực càng kéo dài, hiệu quả càng lớn nhưng cường độ và thời gian hoạt động thể lực phải phù hợp tình trạng tâm sinh lý và sức khỏe. Việc duy trì hoạt động thể lực thường xuyên giúp ngăn chặn hoặc trì hoãn nhiều bệnh tật nghiêm trọng như: ung thư, tim mạch, đái tháo đường, trầm cảm và góp phần điều chỉnh hành vi, lối sống và tâm trạng con người.

    – Hoạt động thể lực đem lại cho con người nhiều lợi ích mang tính chất thiết thực giống việc kiểm soát cân nặng, không để tình trạng thừa cân, béo phì, hạn chế các bệnh liên quan tới béo phì và cải thiện tình trạng sức khỏe, trí nhớ. Không chỉ vậy, việc luyện tập thường xuyên còn đem lại nhiều lợi ích, hiệu quả đối với việc ngăn ngừa các bệnh mạn tính như tim mạch, tiểu đường, huyết áp. Ngoài ra, rèn luyện thể chất không chỉ đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển toàn diện của cơ thể mà còn đem lại những tác động tích cực tới con người về mặt trí lực.

      – Chúng ta cần phân biệt Hoạt động thể lực và Tập thể dục bởi vì tập thể dục là một loạt các động tác có kế hoạch, cấu trúc lặp đi lặp lại và nhằm mục đích cải thiện hoặc duy trì sức khỏe và chức năng của cơ thể. Trong khi hoạt động thể lực bao hàm cả tập thể dục và những hoạt động không có kế hoạch, không có cấu trúc, được thực hiện ngẫu nhiên và không có mục đích tác động cụ thể lên một cơ quan hay hệ cơ quan nào cả.

      – Tổ chức y tế thế giới (WHO) phân loại hoạt động thể lực dựa trên cường độ hoạt động. Hoạt động thể lực có thể ở bất kỳ cường độ nào, từ các chuyển động co cơ đơn giản cho đến chạy nước rút hết sức, bao gồm: ít hoạt động thể lực, hoạt động thể lực nhẹ, hoạt động thể lực trung bình và hoạt động thể lực mạnh.

        6.3.2. Dưới đây là một số hoạt động điển hình cho các nhóm hoạt động thể lực:

        – Ít hoạt động thể lực: ngồi, nằm.

        – Hoạt động thể lực nhẹ: đi bộ chậm, đi xung quanh nhà,…

        – Hoạt động thể lực trung bình: đi bộ nhanh, chạy bộ, bơi nhẹ, leo cầu thang,..

        – Hoạt động thể lực nặng: chạy nhanh, đạp xe nhanh, chạy nước rút,..

       6.3.3. Hoạt động thể lực thường xuyên sẽ giảm được nguy cơ tử vong do mọi nguyên nhân. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra lợi ích rõ ràng của hoạt động thể lực đối với chức năng của tim và phổi. Khi hoạt động thể lực thường xuyên với cường độ trung bình hoặc mạnh sẽ làm tăng khả năng bơm máu về phổi và cũng như tưới máu nuôi cơ thể do đó máu chảy đến các cơ quan nhiều hơn, nồng độ oxy trong máu cũng tăng lên. Các mao mạch, mạch máu nhỏ của cơ thể cũng sẽ mở rộng cho phép chúng cung cấp nhiều oxy và đào thải các chất cặn bã tốt hơn. Giúp cơ thể kiểm soát tốt đường huyết và mức bài tiết Insulin làm giảm nguy cơ mắc đái tháo đường type II. Ngăn ngừa một số bệnh lí ung thư đặc biệt như: ung thư vú, ung thư nội mạc tử cung, ung thư biểu mô tuyến ở thực quản, ung thư dạ dày, ung thư đại – trực tràng, ung thư thận,..

Vì vậy, vai trò của dinh dưỡng và hoạt động thể lực phải luôn đi song song với nhau, ảnh hưởng qua lại và hỗ trợ lẫn nhau. Một chế độ ăn uống lành mạnh, hợp lý kết hợp với hoạt động thể lực phù hợp sẽ giúp cho chúng ta có một cơ thể khỏe mạnh, đẩy lùi bệnh tật, kéo dài tuổi thọ và giúp cho chất lượng cuộc sống ngày càng cao hơn.