Điện thoại CSKH: 19008082 - 0886.234.222
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
Thời gian làm việc: Khám bệnh: 7h-16h (Thứ 2-Thứ 6), 7h-12h (Sáng thứ 7), trừ nghỉ lễ ----- Tiếp nhận cấp cứu và điều trị nội trú 24/7, kể cả nghỉ lễ
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An > TIN TỨC > Tin y tế > Bộ Y tế tăng cường tuyên truyền phòng chống dịch bệnh sởi

Bộ Y tế tăng cường tuyên truyền phòng chống dịch bệnh sởi

Bộ Y tế tăng cường tuyên truyền phòng chống dịch bệnh sởi

Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút, dễ lây lan, nhiều biến chứng nguy hiểm. Bệnh có thể gây tử vong do tiêu chảy, viêm tai giữa, khô loét giác mạc, viêm phổi, viêm não…

Theo PGS.TS. Trần Đắc Phu, trong 2 tháng đầu năm 2014, dịch sởi tập trung chủ yếu ở một số khu vực như châu Phi (78.922 trường hợp); Tây Thái Bình Dương (37.989 trường hợp); châu Âu (31.726 trường hợp). Tại Tây Thái Bình Dương, các nước có số mắc sởi gia tăng là Trung Quốc (6.104 mắc, 2 tử vong); Philippines (3.706 mắc, 69 tử vong); Nhật Bản (119 mắc); Singapore (55 mắc). Riêng Việt Nam, từ đầu năm đến nay ghi nhận có 6.611 trường hợp sốt phát ban dạng sởi nhưng thực tế chỉ có 2.492 mắc sởi được xác định qua xét nghiệm và dịch tễ học, phân bố rải rác trên diện rộng ở 59 tỉnh/thành. Nếu tính tích lũy từ 11/2013 đến 31/3/2014, tuy cả nước có 3.380 trường hợp mắc sở, trong đó có 25 trường hợp tử vong nhưng số mắc vẫn thấp hơn vụ dịch năm 2009-2010 (8.233 trường hợp mắc). Cục Y tế Dự phòng nhận định, dịch bệnh sởi năm nay trùng với quy luật diễn biến chu kỳ dịch (4-5 năm/chu kỳ) kể từ vụ dịch 2009-2010. Nguyên nhân do quá trình tích lũy những trường hợp trẻ nhỏ chưa tiêm phòng bệnh sởi hoặc tiêm chưa đủ liều vắc xin sởi theo quy định.

Bệnh nhân bị bệnh sởi

Vì vậy, trước diễn biến tình hình dịch bệnh sởi năm nay, Bộ Y tế đã chỉ đạo nhiều địa phương triển khai quyết liệt các biện pháp phòng/chống dịch, nhất là việc triển khai chiến dịch tiêm vắc xin sởi. Kết quả báo cáo sơ bộ đều cho thấy, về cơ bản, hiện nay các tỉnh đều đã khống chế được tình hình dịch sởi với số lượng trường hợp mắc đang có dấu hiệu thuyên giảm dần.

Tuy nhiên, để tăng cường tuyên truyền ứng phó với nguy cơ bùng phát dịch bệnh sởi, nâng cao nhận thức của nhân dân, góp phần đảm bảo công tác phòng chống dịch hiệu quả, mới đây, Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế đã có Công văn số 293/DP-DT gửi Đài Truyền hình Việt Nam đề nghị cùng phối hợp truyền thông tuyên truyền 4 thông điệp Khuyến cáo bao gồm:

1. Chủ động đưa toàn bộ trẻ trong độ tuổi tiêm chủng từ 9-24 tháng tuổi chưa được tiêm hoặc tiêm chưa đủ 2 mũi vắc xin sởi đến các cơ sở tiêm chủng để được tiêm phòng vắc xin sởi theo kế hoạch tiêm vắc xin phòng chống dịch sởi và tiêm vét vắc xin sởi.

2. Đối với các trẻ trong độ tuổi tiêm chủng, cần đưa trẻ đến các cơ sở tiêm chủng để được tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch đối với các loại bệnh có vắc xin dự phòng, trong đó có vắc xin sởi.

3. Khi phát hiện có các dấu hiệu sốt, ho, chảy nước mũi, phát ban cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế sớm để kịp thời khám, điều trị phòng các biến chứng và diễn biến nặng của bệnh sởi.

4. Bệnh sởi rất dễ lây, không cho trẻ đến gần, tiếp xúc với các trẻ nghi mắc sởi. Thường xuyên áp dụng các biện pháp dự phòng chung như rửa tay thường xuyên bằng xà phòng khi chăm sóc trẻ, đảm bảo các biện pháp về dinh dưỡng và các biện pháp dự phòng khác theo khuyến cáo của cơ quan y tế.

Bộ Y tế