Bệnh bạch hầu là bệnh truyền nhiễm nhóm B theo Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm. Đây là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính có giả mạc ở tuyến hạnh nhân, hầu họng, thanh quản, mũi. Bệnh có thể xuất hiện ở da, các màng niêm mạc khác như kết mạc mắt hoặc bộ phận sinh dục.
Theo Cục Y tế Dự phòng Bộ Y tế, Bệnh bạch hầu là một bệnh vừa nhiễm trùng vừa nhiễm độc. Các tổn thương nghiêm trọng của bệnh chủ yếu là do ngoại độc tố của vi khuẩn bạch hầu gây ra
Để phòng chống bệnh bạch hầu biện pháp tốt nhất là tiêm vaccine phòng bệnh là tiêm vaccine phòng bệnh. Ngoài ra còn có các biện pháp khác như sau:
– Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng; che miệng khi ho hoặc hắt hơi; giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng hàng ngày; hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.
– Đảm bảo nhà ở, nhà trẻ, lớp học thông thoáng, sạch sẽ và có đủ ánh sáng.
– Khi có dấu hiệu mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh bạch hầu phải được cách ly và đưa đến cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời.
– Người dân trong ổ dịch cần thực hiện nghiêm túc việc uống thuốc phòng và tiêm vaccine phòng bệnh theo chỉ định và yêu cầu của cơ quan y tế.
HƯỚNG DẪN MỘT SỐ ĐIỂM MỚI LIÊN QUAN ĐẾN QUYỀN LỢI KHÁM CHỮA BỆNH CỦA NGƯỜI BỆNH THEO NGHỊ ĐỊNH 02/2025/NĐ-CP VÀ THÔNG TƯ 01/2015/TT-BYT TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ ĐA KHOA NGHỆ AN
Cập nhật tình hình dịch bệnh liên quan đến phổi tại Trung Quốc và Khuyến cáo từ Bộ Y tế
Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An phát động ủng hộ Tết Vì người nghèo năm 2025
Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025
Copyright © 2025 BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ ĐA KHOA NGHỆ AN