Điện thoại CSKH: 19008082 - 0886.234.222
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
Thời gian làm việc: Khám bệnh: 7h-16h (Thứ 2-Thứ 6), 7h-12h (Sáng thứ 7), trừ nghỉ lễ ----- Tiếp nhận cấp cứu và điều trị nội trú 24/7, kể cả nghỉ lễ
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
Thời gian làm việc: Khám bệnh: 7h-16h (Thứ 2-Thứ 6), 7h-12h (Sáng thứ 7), trừ nghỉ lễ
Tiếp nhận cấp cứu và điều trị nội trú 24/7, kể cả nghỉ lễ
Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An > Y học thường thức > Cận thị học đường

Cận thị học đường

1. Cận thị học đường là gì?

Cận thị học đường là cách gọi của tình trạng cận thị trong độ tuổi đi học

Cận thị học đường chia thành 3 mức độ khác nhau:

– Cận thị nhẹ: Từ -0.25 đi-ốp đến -3 đi-ốp

– Cận thị trung bình: Từ -3.25 đi-ốp đến -6 đi-ốp

– Cận thị nặng: Từ -6.25 đi-ốp trở lên

Cận thị học đường tiến triển nhanh trong giai đoạn từ 5 đến 15 tuổi, trung bình mỗi năm mắt có thể tăng từ 0.75 đến 1 độ. Nếu không được chăm sóc và kiểm soát tốt mắt có thể tăng độ nhiều hơn.

2. Dấu hiệu nhận biết

Cận thị học đường xuất hiện trong giai đoạn trẻ đến trường, khó phát hiện khi vừa bắt đầu. Đặc biệt ở trẻ nhỏ không hiểu biết về cận thị sẽ không kịp thời báo với bố mẹ về các khác thường của mắt. Do đó bố mẹ cần quan sát thật kỹ, nếu có các dấu hiệu sau đây hãy đưa trẻ đi kiểm tra thị lực.

– Học bài, đọc sách, xem tivi …ở khoảng cách gần.

– Nheo mắt và thường tập trung lâu hơn khi nhìn các vật ở xa.

– Thường xuyên dụi mắt, chảy nước mắt.

– Thường chép sai chính tả, thiếu từ.

– Trên lớp trẻ ngồi xa không thấy bảng phải chép bài của bạn bên cạnh.

– Trẻ không thích thú với các môn học ngoài trời hay nheo mắt khi ra nơi sáng mạnh.

3. Nguyên nhân

Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng có 3 nguyên nhân chính nhiều học sinh/ sinh viên gặp phải:

Lối sống:  Ngồi sai tư thế, nơi học tập không đảm bảo ánh sáng, khoảng cách, học nhiều giờ liền không cho mắt nghỉ ngơi, ăn uống thiếu dinh dưỡng, lạm dụng thiết bị điện tử…

– Di truyền: 100% trẻ bị cận thị bẩm sinh nếu bố mẹ cận trên 6 độ, cả bố và mẹ bị cận thì con có nguy cơ di truyền đến 60%, giảm còn 40% nếu chỉ 1 trong 2 bị cận.

– Sinh non, nhẹ cân: Trẻ sinh non từ 2 tuần trở lên, trẻ sinh nhẹ hơn 2.4kg có nguy cơ cao bị cận thị khi bắt đầu đi học.

4. Tác hại của cận thị học đường:

Cận nhẹ và trung bình: Ảnh hưởng đến đời sống, gây khó khăn trong những sinh hoạt thường ngày, ảnh hưởng kết quả học tập, gây hạn chế khi tham gia hoạt động thể thao… nhưng không đe dọa sức khỏe của mắt.

Cận ở mức độ nặng: Độ cận có thể tăng nhanh và biến chứng thành nhiều bệnh lý nguy hiểm về mắt, gây nhược thị, lác mắt…có thể gây mù lòa.

5. Hạn chế tình trạng cận thị học đường cho trẻ

5.1 Thường xuyên thăm khám mắt cho bé định kỳ

Việc khám mắt định kỳ ngoài việc kiểm tra thị lực mà bác sĩ còn có thể kiểm tra các bộ phận bên trong mắt của trẻ như là võng mạc, giác mạc, thủy tinh thể, …

Vì vậy, hãy tạo thói quen khám mắt định kỳ 6 tháng/lần cho bé để có thể kiểm soát được mắt trong phạm vi tốt nhất.

5.2. Hướng dẫn cho trẻ cách bảo vệ mắt

Trong khoảng thời gian học online liên tục, cứ khoảng 20 phút hãy để mắt nghỉ một lần và nhìn ra bên ngoài, thường xuyên chớp mắt để tránh tính trạng khô mắt.

– Nhắc nhở con nhỏ thuốc mắt trước khi đi ngủ hoặc khi mắt cảm thấy khó chịu.

– Tuyệt đối không cho phép trẻ xem tivi trong bóng tối và quy định khung thời gian con được sử dụng thiết bị điện tử. Đây là vấn đề mà bố mẹ phải cực kỳ nghiêm khắc.

– Đăng ký cho trẻ tham gia những câu lạc bộ thể thao ngoài trời theo đúng sở thích của trẻ như bơi lội, chơi cầu lông, bóng rổ, bóng đá…