Điện thoại CSKH: 19008082 - 0886.234.222
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
Thời gian làm việc: Khám bệnh: 7h-16h (Thứ 2-Thứ 6), 7h-12h (Sáng thứ 7), trừ nghỉ lễ ----- Tiếp nhận cấp cứu và điều trị nội trú 24/7, kể cả nghỉ lễ
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
Thời gian làm việc: Khám bệnh: 7h-16h (Thứ 2-Thứ 6), 7h-12h (Sáng thứ 7), trừ nghỉ lễ
Tiếp nhận cấp cứu và điều trị nội trú 24/7, kể cả nghỉ lễ
Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An > Y học thường thức > Cảnh báo các biện pháp phòng ngừa bệnh sởi cho trẻ

Cảnh báo các biện pháp phòng ngừa bệnh sởi cho trẻ

Bệnh sởi ở trẻ em là một bệnh lý lây truyền cấp tính qua đường hô hấp do virus gây ra, đặc trưng bởi các biểu hiện sốt, viêm kết mạc mắt, viêm long đường hô hấp và tiêu hóa, phát ban ở vùng mặt và nhanh chóng lan rộng ra khắp cơ thể. Trẻ em có thể nhiễm virus sởi thông qua tiếp xúc trực tiếp với người bệnh vì chủng virus này có thể phát tán ra bên ngoài khi người bệnh nói chuyện, ho, hắt hơi… Do đó, bệnh dễ lây lan và bùng phát thành dịch tại các khu vực đông người như trường học, nhà trẻ,…

  1. Dấu hiệu trẻ em bị sởi

– Thể điển hình :Thông thường bệnh sẽ tiến triển theo 4 giai đoạn:

– Giai đoạn ủ bệnh: Sau khi trẻ bị nhiễm virus gây bệnh, các biểu hiện bệnh sẽ không bộc phát ngay mà trẻ sẽ trải qua giai đoạn ủ bệnh thường kéo dài trong khoảng 8-11 ngày.

– Giai đoạn khởi phát( giai đoạn viêm long): kéo dài 3-4 ngày với các triệu chứng điển hình gồm:

  • Sốt nhẹ, vừa hay sốt cao;
  • Viêm kết mạc mắt: sưng đỏ, chảy nước mắt, gỉ kèm nhèm;
  • Viêm xuất tiết mũi, họng;
  • Hạch ngoại biên sưng to;

– Giai đoạn toàn phát( giai đoạn phát ban): thường kéo dài 4-6 ngày. Ban xuất hiện phía sau tai, sao đó lan rộng ra khắp mặt, xuống cổ, ngực, lưng, tay và phát ban khắp cơ thể trong 3 ngày. Những vết ban này có màu đỏ, dát sẩn nhỏ, hơi nổi gờ lên so với bề mặt da, có thể mọc thành từng đốm, nằm rải rác hoặc lan rộng thành những đám tròn 3-6mm.

– Giai đoạn lui bệnh( giai đoạn ban bay): Ở giai đoạn này, thường trẻ đã hết sốt, vết ban bay dần đi theo thứ tự mọc của chúng và để lại vết thâm trên vùng da phát ban. Ngoài tra, trẻ có thể bị bong da vào giai đoạn này.

– Thể không điển hình: Một số trẻ bị sởi không được phát hiện sớm do bệnh chỉ xuất hiện với các biểu hiện không điển hình gồm:

  • Sốt nhẹ;
  • Phát ban ít;
  • Viêm long nhẹ;
  • Thể trạng sức khỏe của trẻ không có thay đổi rõ rệt.

Các triệu chứng này rất khó phân biệt với các dấu hiệu của một số bệnh viêm đường hô hấp khác. Do đó, bố mẹ nên lưu ý hơn và đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và điều trị bệnh sớm nếu trẻ:

  • Dưới 1 tuổi, trẻ chưa tiêm phòng sởi hay tiêm phòng chưa đầy đủ.
  • Sống trong khu vực đang bùng phát dịch sởi;
  • Tiếp xúc với người bệnh hoặc đến những nơi có dịch sởi.
  1. Điều trị bệnh sởi cho trẻ tại nhà

Hiện nay, bệnh sởi vẫn chưa có thuốc đặc trị, chủ yếu điều trị các triệu chứng, điều chỉnh chế độ sinh dưỡng và đảm bảo vệ sinh cá nhân sạch sẽ. Bố mẹ có thể điều trị tại nhà bằng các biện pháp sau:

  • Dùng thuốc hạ sốt đúng chỉ định và liều lượng khi trẻ sốt ≥38,5*C
  • Vệ sinh thân thể cho trẻ hằng ngày.
  • Dọn dẹp, giữ vệ sinh nơi ở và môi trường xung quanh đảm bảo không gian sống sạch sẽ, thoáng mát;
  • Chia nhỏ bữa ăn, cho trẻ dùng các thực phẩm dễ tiêu nhằm cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho trẻ, thức ăn được nấu chín và đảm bảo vệ sinh;
  • Bổ sung thêm các loại vitamin và khoáng chất cho trẻ, đặc biệt là vitamin A. Điều này sẽ hạn chế nguy cơ xuất hiện các biến chứng ảnh hưởng đến mắt của trẻ như loét giác mạc, mù mắt.
  • Đối với trẻ còn đang bú mẹ thì tiếp tục cho bú
  1. Khi nào nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế?

Bệnh có thể chuyển biến nhanh chóng và có thể diễn biến nguy hiểm. Cần đưa bé đến bệnh viện càng sớm càng tốt, nếu trẻ có các dấu hiệu sau:

  • Sốt cao liên tục, không đáp ứng với thuốc hạ sốt, sốt cao co giật.
  • Khó thở;
  • Đau đầu dữ dội;
  • Đau mắt khi bị ánh sáng chiếu vào;
  • Mệt mỏi, lừ đừ, bỏ ăn,…
  1. Biến chứng nguy hiểm khi trẻ bị sởi

Bệnh sởi nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm như:

  • Viêm não cấp tính;
  • Viêm phổi;
  • Viêm tai giữa, viêm mũi họng;
  • Viêm loét giác mạc gây mù loà;
  • Tiêu chảy, viêm ruột, có thể gây suy dinh dưỡng nếu chế độ dinh dưỡng bổ sung không đầy đủ;
  • Biến chứng do suy giảm miễn dịch: trẻ bị bệnh sởi rất dễ mắc chéo thêm các bệnh khác.
  1. Phòng ngừa bệnh sởi bằng cách nào?
  • Tiêm vaccine sởi đầy đủ và đúng lịch khi trẻ được 9 tháng tuổi trở lên.
  • Tắm rửa, vệ sinh mũi miệng sạch sẽ cho trẻ hàng ngày;
  • Rèn luyện cho trẻ thói quen rửa tay thường xuyên bằng xà phòng sát khuẩn;
  • Vệ sinh và sát khuẩn khu vực sống và vui chơi của trẻ;
  • Tránh cho trẻ tiếp xúc với người mắc bệnh sởi;

Sởi là một căn bệnh nguy hiểm, có tốc độ lây lan và khả năng tiến triển nhanh chóng, nhất là ở trẻ em. Nhận biết sớm các dấu hiệu trẻ bị bệnh sẽ giúp bố mẹ phát hiện sớm tình trạng bệnh của trẻ, từ đó, có biện pháp chăm sóc và điều trị đúng cách, kịp thời, bảo vệ an toàn cho trẻ. 

🏥BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ ĐA KHOA NGHỆ AN
🏆Chất lượng hàng đầu – Phát triển chuyên sâu – Nâng tầm cao mới
🛣️Địa chỉ: Km5, Đại lộ Lê Nin, TP Vinh, Nghệ An
🌎Website: www.bvnghean.vn
🌍Facebook: bvhndknghean

☎️ Số điện thoại liên hệ Khoa Nhi sơ sinh: 0343.513.265
☎️TỔNG ĐÀI CSKH + ĐẶT LỊCH KHÁM: 1900.8082 – 0886.234.222, Thời gian đặt lịch khám từ Thứ 2 đến Thứ 6