I. Đại cương
Polyp được phân loại theo nhiều cách khác nhau: theo kích thước, theo hình dáng, theo vị trí và theo mô bệnh học.
Phân chia theo kích thước: polyp được phân chia thành polyp nhỏ (<5mm), trung bình (6-10mm) và polyp lớn (>10mm).
Phân chia theo hình thể: polyp có cuống và polyp không cuống.
Theo mô bệnh học: ung thư biểu mô tuyến, ademoma, polyp tăng sinh (hyperplastic), lymphoid, polyp viêm, giả polyp, hamartoma.
Cắt polyp là một phương pháp nội soi điều trị sử dụng thòng lọng đốt điện đưa qua kênh sinh thiết của máy dài 1,3 m, tròng vào polyp, sử dụng nguồn điện cao tần để đốt và cắt làm đứt polyp .
II. Chỉ định cắt polyp qua nội soi
Tất cả các polyp đều có chỉ định cắt polyp qua nội soi. Tuy nhiên, việc chỉ định cần cân nhắc kỹ hiệu quả của việc cắt polyp và nguy cơ của thủ thuật, đặc biệt ở những bệnh nhân đang dùng thuốc kháng đông hay những bệnh nhân có các bệnh lý nặng kèm theo hay khả năng cao K hóa .
III. Chuẩn bị bệnh nhân trước cắt polyp
– Nhịn ăn đối ít nhất 8 giờ đối với cắt polyp dạ dày, tá tràng và chuẩn bị làm sạch đại tràng bằng thuốc hoặc thụt tháo.
– Thuốc: Buscopan, Atropine để chống co thắt
– Xét nghiệm thường qui về rối loạn đông máu như: PT, tiểu cầu, aPTT, Ts, Tc …là không cần thiết.Hỏi tiền sử về các bệnh rối loạn đông máu là rất quan trọng: vết thương, nhổ răng…. Chỉ nên xét nghiệm đánh giá các chỉ số đông máu ở những bệnh nhân có polyp lớn, cuống to, đáy polyp rộng.
– Đối với những bệnh nhân sử dụng các thuốc:
+ Aspirin: ngưng 1 tuần trước khi cắt polyp.
+ Đối với những bệnh nhân có nguy cơ tắc mạch cao (van tim nhân tạo…mà đang dùng chống đông): * Dùng Heparin có thời gian tác dụng ngắn cho đến khi PT trở về bình thường. * Cắt polyp sau khi ngưng Heparin 4h. * Heparin được cho trở lại sau cắt polyp 4h. * Nằm viện theo dõi cho đến khi PT đạt mức độ điều trị.
IV. Yêu cầu kỹ thuật:
Cắt polyp an toàn:
– Cầm máu tốt
– Độ sâu của tổn thương do nhiệt phải giới hạn an toàn.
– Mặt cắt: sạch, không có máu, không đông mô quá sâu vì nguy cơ thủng. Phối hợp tốt 2 quá trình: – Cắt do nhiệt
+ Siết dần thòng lọng trong quá trình cắt đốt.
V. Biến chứng
– Thủng: Nguyên nhân: cắt quá sâu, đặc biệt là những polyp có đáy rộng.
+Xử trí: Nhịn ăn, truyền dịch, kháng sinh, và theo dõi sát tình trạng bệnh nhân. (Lưu ý tình trạng lòng đại tràng lúc cắt polyp: còn nhiều phân…)
Xử trí sớm: đóng lỗ thủng bằng clip. Phẫu thuật khâu thủng nếu điều trị bảo tồn thất bại
– Viêm tại chỗ do kích ứng niêm mạc :
+ Do tình trạng bỏng xuyên thành –> kích ứng thanh mạc với phản ứng viêm tại chỗ. Thường xuất hiện từ giờ thứ 6 đến ngày thứ 5 sau cắt polyp. Với triệu chứng giống viêm ruột thừa
+ Xử trí: Nhịn ăn, truyền dịch, kháng sinh, và theo dõi sát tình trạng bệnh nhân
– Chảy máu:
+ Chảy máu tức thì: là chảy máu ngay sau khi cắt polyp. Tỷ lệ thường gặp là 1.5%. Thường gặp ở polyp có đáy rộng hay cuống nuôi lớn.
+ Chảy máu muộn: thường chảy sau cắt khoảng vài giờ đến 7 ngày (can đến 12 ngày VI. Theo dõi sau cắt polyp Bệnh nhân chỉ nằm nội trú sau khi cắt những polyp lớn hoặc khi nghi ngờ có biến chứng thủng. Tránh làm nặng trong vòng 1 tuần. Bệnh nhân tự theo dõi. Trở lại tái khám ngay nếu thấy: đau bụng nhiều, bụng chướng hơi nhiều, sốt cao, đi cầu ra máu, mệt, cảm giác hồi hộp đánh trống ngực.
Phòng Thăm dò chức năng
Truyền thông và ứng dụng chuyển đổi số Y tế tại bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An – Hưởng ứng ngày chuyển đổi số quốc gia năm 2024
Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An tiếp tục thực hiện thành công lấy, ghép tạng từ người cho chết não
Phẫu thuật nội soi cắt khối tá tụy tại Bệnh Viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An
Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An phẫu thuật thành công cấy điện cực ốc tai cho hai bệnh nhân nhi
Copyright © 2024 BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ ĐA KHOA NGHỆ AN