Nhồi máu não chiếm khoảng 85% các trường hợp tai biến mạch não. Để điều trị nhồi máu não thành công, vấn đề thời gian và cách thức xử lý có vai trò quyết định.
Một cách dễ dàng để nhớ các triệu chứng là F.A.S.T. (NHANH CHÓNG)
– F (Face – MẶT): Mặt sệ một bên, miệng méo sang một bên
– A (Arm – TAY): Yếu một tay chân một bên
– S (Speech – NÓI): Nói khó hoặc khó hiểu lời
– T (Time – THỜI GIAN): Gọi điện cho hệ thống cấp cứu đột quỵ và đưa ngay đến bệnh viện.
Tùy thuộc vào mức độ bệnh, thời gian cấp cứu sẽ có khả năng phục hồi khác nhau. Những trường hợp bệnh nhẹ, liệt một nửa cơ thể và bệnh nhân ở độ tuổi trẻ sẽ có khả năng phục hồi cao hơn người bệnh đã liệt toàn thân. Nếu tình trạng người bệnh bị vỡ mạch máu não, người cao tuổi…thì khả năng phục hồi rất thấp.
1. Các di chứng thường gặp của nhồi máu não
Nhồi máu não khiến não bị tổn thương, để lại nhiều di chứng nguy hiểm đến sức khỏe như:
– Liệt vận động: Liệt vận động bao gồm liệt nửa người, liệt cả người hoặc liệt chân, tay… Di chứng sau đột quỵ não do nhồi máu não khiến người bệnh bị liệt vận động, mọi sinh hoạt, ăn uống trở nên khó khăn và phải phụ thuộc vào người thân trong gia đình. Do đó, việc chăm sóc bệnh nhân nhồi máu não có vai trò rất quan trọng. Việc nằm lâu một chỗ do liệt vận động có thể khiến người bệnh bị viêm loét da, viêm đường hô hấp, tiết niệu…
– Rối loạn ngôn ngữ: Tai biến mạch máu não có thể khiến người bệnh bị rối loạn ngôn ngữ, nói ngọng, nói không đúng từ, thậm chí là không nói được do vùng não có chức năng ngôn ngữ bị thương tổn.
– Suy giảm nhận thức: Di chứng nguy hiểm của nhồi máu não là mất trí nhớ, suy giảm khả năng nhận thức về các vấn đề xung quanh. Suy giảm nhận thức có thể khiến người bệnh không thể làm những công việc yêu cầu trí tuệ như trước đây.
– Mắt mờ: Sau tai biến mạch máu não, nhiều bệnh nhân bị mờ một bên mắt hoặc cả hai mắt, nếu không được điều trị, mờ mắt có thể là dấu hiệu rối loạn thị giác sau tai biến.
– Rối loạn tiểu tiện: Sau đột quỵ não, nhiều người bệnh gặp phải tình trạng tiểu tiện không tự chủ. Người nhà cần chú ý chăm sóc để đề phòng nhiễm khuẩn đường tiết niệu, giữ cơ thể người bệnh luôn sạch sẽ.
2. Chăm sóc sau điều trị nhồi máu não:
– Chăm sóc tâm lý:
Sau đột quỵ não, nhiều người bệnh phải đối mặt với tình trạng liệt vận động, rối loạn ngôn ngữ… khiến bệnh nhân bị lo âu, mệt mỏi, buồn chán. Các sinh hoạt hàng ngày phải phụ thuộc vào người khác nên thường có tâm lý mặc cảm, cảm thấy mình vô dụng.
Để giúp người bệnh lạc quan, vui vẻ hơn, người thân trong gia đình đóng vai trò vô cùng quan trọng. Người chăm sóc bệnh nhân nhồi máu não cần động viên, hỗ trợ người bệnh tự chăm sóc, có thể sử dụng một số dụng cụ hỗ trợ người bệnh tự ăn uống, vệ sinh. Điều này sẽ giúp người bệnh cảm thấy bớt cảm giác phụ thuộc và có ích hơn khi có thể đáp ứng nhu cầu của bản thân.
– Chăm sóc dinh dưỡng:
Bên cạnh chăm sóc hàng ngày, chế độ dinh dưỡng của người bệnh nhồi máu não rất quan trọng để giúp người bệnh nhanh lành và ngăn ngừa tái phát, xây dựng khẩu phần ăn phù hợp, đảm bảo đủ năng lượng cho người bệnh và dễ tiêu, không ảnh hưởng đến bệnh
Nên cho bệnh nhân ăn những thức ăn dễ tiêu hóa, hấp thu và ở dạng mềm, lỏng như súp, cháo, sữa . Cần chú ý chia nhỏ bữa ăn thành 3 – 4 bữa/ngày, không nên ăn quá no. Hạn chế mức tối đa các đồ lên men, các chất gây kích thích như gia vị cay, nóng, rượu, chè, cà phê…
Do bệnh nhân không bài tiết được nhiều muối và nước vì bị tụ máu ở tĩnh mạch gây phù, chức năng thận kém nên khẩu phần ăn cần giảm muối và nước. Ngoài ra, tránh các loại thức ăn chế biến sẵn nhiều muối như dưa, cà, hành muối, bánh mỳ, thịt hun khói, ba tê, xúc xích…
– Chăm sóc vệ sinh:
+ Do người bệnh phải nằm một chỗ quá lâu, ngoài ra phải đối mặt với các di chứng khác như: Liệt vận động, rối loạn tiểu tiện… vì vậy việc chăm sóc giữ vệ sinh cho người bệnh nhồi máu não có vai trò đặc biệt quan trọng.
+ Cần giữ da người bệnh luôn sạch sẽ, khô thoáng để tránh lở loét, giảm nguy cơ nhiễm trùng.
+ Chú ý đổi tư thế nằm của bệnh nhân mỗi giờ để chống loét, giúp họ làm vệ sinh răng miệng mỗi ngày 2-3 lần. Xoa bóp bắp cơ, vận động các khớp tay và chân cho bệnh nhân để máu lưu thông và giúp tránh cứng khớp, teo cơ. Tập vận động nhẹ nhưng thường xuyên để giúp hồi phục nhanh.
– Chế độ sinh hoạt:
+ Tất cả bệnh nhân cần từ bỏ các thói quen có hại như hút thuốc lá, uống rượu, ăn mặn…, cần uống thuốc đầy đủ theo toa và tái khám đúng hẹn của bác sĩ. Cần phải kiểm soát chặt chẽ các bệnh phối hợp như tăng huyết áp, đái tháo đường,… để tránh tái phát bệnh và để lại hậu quả nặng nề.
+ Bệnh nhân cần có chế độ làm việc, nghỉ ngơi khoa học, tránh căng thẳng đầu óc, làm việc quá sức không tốt cho não.
+ Đối với người cao tuổi, cần chú ý chế độ sinh hoạt khi thời tiết thay đổi, nhất là khi trời lạnh đột ngột, phải luôn giữ ấm cơ thể, hạn chế tai biến tái phát.
👉Để đặt lịch khám và tìm hiểu thông tin, xin vui lòng liên hệ
🏥 Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An.
🛤Km5, xã Nghi Phú, Vinh, Nghệ An.
☎️Số điện thoại đặt lịch khám: 19008082 hoặc 0886.234.222
Thời gian đặt hẹn: 7h – 16h thứ 2 đến thứ 6
🖥Website: https://bvnghean.vn.
Fanpage: https://www.facebook.com/bvhndknghean/
Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An thông báo nội dung ôn tập: môn thi Ngoại ngữ, Kiến thức chung, Chuyên môn chuyên ngành kỳ thi tuyển viên chức năm 2024
Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An tiên phong trong phẫu thuật nội soi điều trị thoát vị đĩa đệm
Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An tổ chức tiêm vắc xin phòng sởi cho nhân viên y tế
Thông báo số 3292/TB-BV về việc Tuyển dụng viên chức năm 2024 của Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An
Copyright © 2024 BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ ĐA KHOA NGHỆ AN