Điện thoại CSKH: 19008082 - 0886.234.222
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
Thời gian làm việc: Khám bệnh: 7h-16h (Thứ 2-Thứ 6), 7h-12h (Sáng thứ 7), trừ nghỉ lễ ----- Tiếp nhận cấp cứu và điều trị nội trú 24/7, kể cả nghỉ lễ
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
Thời gian làm việc: Khám bệnh: 7h-16h (Thứ 2-Thứ 6), 7h-12h (Sáng thứ 7), trừ nghỉ lễ
Tiếp nhận cấp cứu và điều trị nội trú 24/7, kể cả nghỉ lễ
Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An > Đào tạo liên tục > Chăm sóc người bệnh: Sốc nhiễm khuẩn

Chăm sóc người bệnh: Sốc nhiễm khuẩn

 Sốc nhiễm khuẩn là giai đoạn nặng của quá trình diễn biến liên tục bắt đầu từ đáp ứng viêm hệ thống do nhiễm khuẩn, nhiễm khuẩn nặng, sốc nhiễm khuẩn và suy đa tạng.

1. Dấu hiệu nhận biết 

– Người bệnh thường sốt cao, rét run hoặc hạ thân nhiệt đột ngột.

– Nhịp tim nhanh, thở nhanh và có thể có rối loạn ý thức.

– Tiểu ít hoặc vô niệu.

– Da tím tái.

2. Nguyên nhân/ điều kiện thuận lợi 

 Do vi khuẩn hoặc nấm từ các ổ nhiễm khuẩn xâm nhập vào máu từ:

– Da, mô mềm, cơ xương khớp.

– Đường tiêu hóa như: Viêm ruột, nhiễm khuẩn đường mật, áp xe gan.

– Đường hô hấp: Viêm phổi, áp xe phổi, viêm phế quản, viêm mủ màng phổi…

– Hệ tiết niệu như: Viêm mủ bể thận, ứ mủ bể thận…

– Hệ thần kinh: Viêm màng não mủ, áp xe não…

– Một số nhiễm khuẩn khác: Viêm nội tâm mạc cấp và bán cấp…

3. Hướng điều trị 

– Xử trí ban đầu và vận chuyển cấp cứu: Đảm bảo hô hấp và tuần hoàn để duy trì tính mạng cho người bệnh.

– Xử trí tại bệnh viện:

  • Bồi phụ thể tích dịch.
  • Dùng vận mạch.
  • Chẩn đoán căn nguyên nhiễm khuẩn và dùng kháng sinh.
  • Dùng corticoide.
  • Kiểm soát đường máu.
  • Điều trị dự phòng các biến chứng.
  • Xuất huyết tiêu hóa: dùng thuốc băng niêm mạc dạ dày.
  • Thở máy.
  • Lọc máu liên tục.
  • Hướng dẫn truyền máu và các chế phẩm máu.
    4. Chăm sóc theo dõi

4.1. Kiểm soát, duy trì đường thở đảm bảo thông khí cho người bệnh:

– Theo dõi sát tình trạng của người bệnh (nhịp thở, kiểu thở).

– Cho người bệnh nằm tư thế thuận lợi, thông thoáng đường thở.

4.2. Dự phòng loét do tì đè:

– Nghiêng trở, vỗ rung cho người bệnh thường xuyên 2h/lần. Xoa bóp, hỗ trợ người bệnh thực hiện các vận động phòng loét ép và cứng khớp.

– Sử dụng các loại dụng cụ để phòng chống loét: Đệm hơi, gối kê, đệm nước…

4.3. Chăm sóc vệ sinh cá nhân:

– Vệ sinh răng miệng cho người bệnh ít nhất ngày 2 lần.

– Tắm, lau rửa người, bộ phận sinh dục hằng ngày, đặc biệt chú ý khi người bệnh đi vệ sinh để tránh nhiễm trùng đường tiết niệu.

– Tránh gây trầy xước cho bệnh nhân( do nằm lâu dinh dưỡng hấp thu kém, khi da bị tổn thương dễ nhiễm trùng).

4.4. Chăm sóc về dinh dưỡng:

Cho người bệnh ăn theo chế độ ăn bệnh lý. Bổ sung thêm các loại hoa, quả, nước ép để bổ sung Vitamin, tăng cường sức đề kháng.

4.4. Chăm sóc về tâm lý:

– Trò chuyện, động viên tinh thần người bệnh.

– Tránh gây cho người bệnh xúc động mạnh.

5. Dự phòng/ tái khám 

Phát hiện và xử trí sớm các nhiễm khuẩn.