Thạc sỹ BSNT Đào Như Quỳnh
Khoa Nội A – Lão khoa, Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An
Thời tiết nắng nóng kéo dài, người cao tuổi là một trong những đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất. Đây là nhóm đối tượng có sức đề kháng suy giảm nên cơ thể thích nghi kém với sự thay đổi của thời tiết. Trong điều kiện nhiệt độ cao và nắng nóng kéo dài, người cao tuổi dễ bị sốc nhiệt, mất nước và các chất điện giải, đặc biệt là ở những người mắc các bệnh mạn tính như tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính…trong điều kiện này dễ gặp nhiều biến chứng nguy hiểm như đột quỵ, suy thận…
Bên cạnh nguyên nhân trực tiếp do thời tiết, người cao tuổi dễ bị tổn thương do các sinh hoạt không phù hợp do trạng thái nóng lạnh đột ngột như: tắm nước lạnh, sử dụng điều hòa ở mức nhiệt độ thấp kéo dài hoặc di chuyển từ môi trường nóng vào môi trường lạnh đột ngột, uống nước lạnh… Trong điều kiện thời tiết nắng nóng, người cao tuổi dễ mắc các nhóm bệnh lý sau:
– Các bệnh lý đường hô hấp như: viêm mũi họng, viêm phổi, tái phát cơn hen, đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính…
– Các bệnh lý tim mạch như: cơn tăng huyết áp, cơn đau thắt ngực,…
– Các rối loạn nước và điện giải.
– Các bệnh lý đường tiêu hóa: rối loạn tiêu hóa…
– Các bệnh lý về da: viêm da dị ứng, zona thần kinh bội nhiễm…
– Các bệnh truyền nhiễm: sốt xuất huyết…
– Các bệnh lý cơ xương khớp: đau khớp gối, cột sống thắt lưng…
Do đó, vào mùa hè người cao tuổi rất cần được quan tâm chăm sóc sức khỏe để hạn chế tối đa các tác động tiêu cực của thời tiết: duy trì chế độ sinh hoạt hợp lý, chế độ dinh dưỡng khoa học để tăng cường sức đề kháng tự nhiên của cơ thể, tăng khả năng thích nghi với điều kiện môi trường. Vậy cần phòng bệnh mùa nắng nóng như thế nào?
Để phòng bệnh, người cao tuổi cần lưu ý:
– Cần đảm bảo ăn đủ bữa, chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày, đủ chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng, bữa ăn tối nên cách giờ ngủ tối thiểu 180 phút.
– Người cao tuổi nên bổ sung nhiều rau, củ quả và giảm thịt. Không nên ăn các loại nội tạng động vật như: tim, gan, lòng, dạ dày…Nên ăn nhiều cá, tôm, cua, rau xanh và hoa quả; hạn chế các chất béo, đồ ăn quá mặn hoặc quá chua.
– Các loại rau giàu khoáng chất, chất xơ và vitamin có lợi cho người cao tuổi: xà lách, cải bẹ, giá, đậu xanh, rau dền, mồng tơi, rau muống, bầu, bí…
– Các loại trái cây giàu dưỡng chất như: cam, chanh, bưởi, chuối, nho, đu đủ…Ngoài ra, có thể bổ sung thêm một số loại nước như: nước đậu đen, sắn dây, sữa tươi, nước dừa…
– Không sử dụng các loại thực phẩm chưa được nấu chín hoặc thực phẩm của ngày hôm trước không được bảo quản đúng cách.
– Không nên tắm quá lâu vì tiếp xúc với nước quá lâu có thể gây giảm áp lực máu, giảm thân nhiệt và tăng nguy cơ mắc bệnh.
Để đặt lịch khám và tìm hiểu thông tin, xin vui lòng liên hệ
Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An – Km5, xã Nghi Phú, Vinh, Nghệ An.
Số điện thoại đặt lịch khám: 1900. 8082 hoặc 0866.234.222 (Thời gian đặt hẹn: 7h – 19h Thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần).
Số điện thoại khoa Nội A – Lão khoa : 0366. 483. 892
Website: https://bvnghean.vn”
Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An thông báo nội dung ôn tập: môn thi Ngoại ngữ, Kiến thức chung, Chuyên môn chuyên ngành kỳ thi tuyển viên chức năm 2024
Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An tiên phong trong phẫu thuật nội soi điều trị thoát vị đĩa đệm
Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An tổ chức tiêm vắc xin phòng sởi cho nhân viên y tế
Thông báo số 3292/TB-BV về việc Tuyển dụng viên chức năm 2024 của Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An
Copyright © 2024 BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ ĐA KHOA NGHỆ AN