– Uống thuốc đúng liều Bác sỹ ghi trong đơn.
– Uống thuốc đúng giờ quy định ( Nên đặt báo thức bằng đồng hồ hoặc điện thoại).
– Khi cần phối hợp các thuốc khác cần theo chỉ định của bác sỹ.
– Báo ngay cho bác sỹ điều trị nếu bạn bỏ lỡ một liều thuốc.
– Báo cáo ngay cho bác sỹ điều trị biết các tác dụng phụ xẩy ra nếu có.
– Chuẩn bị thuốc 10 ngày trước khi hết thuốc, đảm bảo rằng bạn không bỏ lở một liều nào.
* Không được tự ý:
– Thay đổi liều lượng thuốc cũng như thời gian uống thuốc .
– Ngừng uống thuốc vì tác dụng phụ hay vì cảm thấy bạn đã khỏe mạnh.
– Uống gấp đôi liều lượng thuốc khi lỡ quên một liều mà phải báo ngay cho bác sĩ của bạn.
– Uống thuốc không có trong đơn kể cả các loại thuốc cảm cúng thông thường.
– Uống thuốc nếu có nghi ngờ rằng thuốc đó không giống với lần trước bạn đã mua.
* Lưu ý :
– Uống thuốc trước khi ăn một giờ hoặc sau khi ăn hai giờ giúp tăng khả năng hấp thụ thuốc.
– Nếu buồn nôn sau uống thuốc cần tránh ăn no , chia nhỏ các bữa ăn ( 6-8 bữa/ngày).
– Không nên ăn bưởi, bưởi làm giảm khả năng hấp thụ thuốc.
– Giai đoạn đầu: 2 tháng đầu sau ghép:
+ Uống đủ nước 1,5-2 lít/ngày.
+ Chế độ giàu protein (đạm) giúp: phục hồi sức khỏe sau mổ; chống nhiễm khuẩn; cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể.
+ Bổ sung thực phẩm có magie: giúp co bóp cơ tim.
+ Hạn chế thực phẩm giàu natri: Giảm huyết áp.
-Giai đoạn lâu dài:
+ Kiểm soát cân nặng.
+ Giảm nguy cơ gây tăng huyết áp.
+ Giảm nguy cơ tăng mỡ máu.
+ Giảm nguy cơ đái tháo đường.
+ Giảm uric máu.
*Thực phẩm nên dùng:
+ Dùng thịt nạc, gia cầm, cá (loại bỏ mỡ trước khi chế biến).
+ Các loại rau xanh, củ, hoa quả (trừ quả bưởi).
+ Dầu thực vật.
+ Các sản phẩm chế biến cho người ăn kiêng.
+ Các sản phẩm không béo chế biến từ bơ sữa.
*Thực phẩm không nên dùng
+ Rượu, bia, đường, chất kích thích
+ Các loại bơ, sữa( chưa tách béo)
+ Thịt nguội thịt hộp, dưa, cà muối,…
+ Hạn chế ăn đồ rán
+ Đồ ăn sống, tái
-Một số điều cần lưu ý:
+ Sử dụng thực phẩm an toàn phòng nguy cơ nhiễm khuẩn.
+ Kiểm tra hạn sử dụng.
+ Ăn chín, uống sôi.
+ Rửa sạch rau quả trước khi dùng
+ Bảo quản thực phẩm dùng hướng dẫn.
+ Vệ sinh tay trước khi chế biến thức ăn.
– Cách ly ít nhất 1 tháng đầu sau khi ra viện (tốt nhất ở phòng riêng) nên đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người khác.
– Luôn đội mũ, đeo khẩu trang khi đi ra ngoài.
– Vệ sinh cơ thể sạch sẽ.
– Tạo môi trường sống trong lành, thoáng mát.
– Tránh tiếp xúc với người có dấu hiệu mắc các bệnh lây truyền qua đường hô hấp: cúm, sởi, quai bị, viêm phổi , lao,….
– Tránh ánh nắng trực tiếp vào buổi trưa, nên dùng kem chống nắng thường xuyên( người bệnh sau ghép thận có nguy cơ mắc ung thư da cao).
– Các môn thể dục thể thao: Thể dục nhịp điệu, đi bộ, chạy bộ, nhảy dây,đạp xe, cầu lông, bóng bàn, bơi,…
– Không nên chơi các môn có tính đối kháng: võ thuật, đá bóng,…
– Thời gian luyện tập: Nên duy trì luyện tập 30-60 phút/ buổi đều đặn mỗi ngày.
– Sau ăn 1,5h mới được tập, uống đủ nước trong khi tập, không nên uống nhiều nước.
– Làm việc nhẹ nhàng, tránh gắng sức
– 2 tháng sau ghép thận người bệnh có thể làm việc trở lại( tùy tình trạng từng bệnh nhân).
– Sau ghép 3 tháng có thể sinh hoạt tình dục vợ chồng
– Sau 1-2 năm có thể sinh con( đối với người bệnh là nữ cần có sự theo dõi chặt chẽ của bác sỹ).
– Vệ sinh sạch sau mỗi lần giao hợp tránh nhiễm trùng, tránh chầy xước niêm mạc trong giao hợp.
– Tránh thai bằng bao cao su.
– Lập sổ theo dõi
+ số lượng nước tiểu, cân nặng hằng ngày
+ Kiểm tra mạch nhiệt độ, huyết áp, đường huyết( đối với bệnh nhân tiểu đường
-Khám lại ngay khi có dấu hiệu
+ Sốt cao
+ Đau tức thận ghép
+ Đái máu, đái ít
+ Phù, tăng cân nhiều
+ Ho, khó thở
-Để đảm bảo sức khỏe cơ thể và tuổi thọ của tạng ghép, bệnh nhân sau khi xuất hiện cần phải khám định kỳ để chỉnh lại liều thuốc thải ghép thận theo chế độ sau:
+Tháng đầu sau khi xuất hiện: 1 tuần khám lại 1 lần.
+ Tháng thứ 2 sau khi xuất viện: 2 tuần khám lại 1 lần.
+ Tháng thứ 3 đến tháng thứ 6: Mỗi tháng tái khám 1 lần.
+ Sau 6 tháng nếu bạn cảm thấy không có gì khác lạ hay khó chịu thì có thể 2-3 tháng đi khám 1 lần (Khi cảm thấy cơ thể khó chịu hoặc có những dấu hiệu không bình thường, nên đi khám kiểm tra ngay).
-Khi khám lại cần:
+ Mang đầy đủ các giấy tờ: Thẻ BHYT, giấy chuyển tuyến (Cần photo ra nhiều bản, CMND, giấy hẹn khám lại, đơn thuốc cũ.
+ Nhịn ăn sáng ( nếu cần).
+ Có mặt tại phòng khám ghép tạng trước giờ uống thuốc để lấy máu làm xét nghiệm.
+ Sau khi lấy máu xong người bệnh mới được uống thuốc.
+ Báo cáo bác sỹ tình trạng sức khỏe và các bất thường.
+ Khi lĩnh thuốc: Kiểm tra đầy đủ, chính xác các loại thuốc trước khi về.
Thông báo số 3623/TB-BV V/v Thực hiện quy định miễn thi ngoại ngữ đối với các ứng viên tham gia thi tuyển viên chức tại Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An năm 2024
Công đoàn, Đoàn Thanh niên Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An phối hợp tổ chức lễ khai mạc Giải Thể thao chào mừng đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2025-2030
Bệnh viện HNĐK Nghệ An là bệnh viện tuyến tỉnh đầu tiên triển khai thành công “Kỹ thuật phẫu thuật tái tạo xương hàm dưới bằng kỹ thuật vi phẫu”
Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An thông báo nội dung ôn tập: môn thi Ngoại ngữ, Kiến thức chung, Chuyên môn chuyên ngành kỳ thi tuyển viên chức năm 2024
Copyright © 2024 BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ ĐA KHOA NGHỆ AN