1.Khái niệm:
Hạ Natri máu là rối loạn điện giải thường gặp trên lâm sàng, được định nghĩa là nồng độ natri huyết thanh dưới 135 mEq/L, thường được gây ra bởi sự rối loạn trong việc bài tiết nước bình thường.
2. Triệu chứng lâm sàng:
– Người bệnh cảm giác sợ nước, buồn nôn và nôn.
– Đau đầu, Lú lẫn.
– Mệt mỏi, buồn ngủ.
– Bồn chồn và cáu kỉnh.
– Yếu cơ, chuột rút.
– Co giật.
– Hôn mê.
– Các triệu chứng lâm sàng thường không điển hình. Các triệu chứng thường nhẹ, hoặc không có triệu chứng trong trường hợp giảm Natri máu mạn tính
3. Chẩn đoán:
Chẩn đoán hạ Natri máu dựa vào xét nghiệm Natri máu < 135 mmol/lít, và áp lực thẩm thấu huyết tương < 280 mOsmol/lít Hạ Natri máu nặng khi Natri máu < 125 mmol/lít
3.1. Chẩn đoán mức độ:
– Hạ Natri máu được đánh giá là nặng khi Natri máu <125 mmol/lít và hoặc có triệu chứng thần kinh trung ương.
– Hạ Natri máu cấp tính: Khi thời gian xuất hiện ≤ 48 giờ, biểu hiện tình trạng lâm sàng thường nặng
– Hạ Natri máu mạn: Khi thời gian xuất hiện > 48 giờ, biểu hiện lâm sàng thường nhẹ hơn.
3.2. Chẩn đoán nguyên nhân:
Sơ đồ chẩn đoán nguyên nhân hạ Natri máu
3.3. Chẩn đoán phân biệt:
Hạ Natri máu giả tạo: gặp trong các trường hợp: Tăng lipid máu, tăng Protein máu, tăng đường máu, truyền Manitol.
4. Điều trị:
Điều trị hạ Natri máu phải theo nguyện nhân gây hạ Natri máu
4.1. Hạ Natri máu kèm theo ứ muối và ứ nước:
– Chế độ hạn chế nước, hạn chế muối (3-6g NaCl).
– Lợi tiểu thải nước: Furrosemid 40 – 60 mg/ ngày (Có thể dùng liều cao hơn tuỳ thuộc theo đáp ứng của bệnh nhân.
4.2. Hạ natri máu với thể tích ngoài tế bào bình thường
– Chủ yếu là hạn chế nước (500ml nước/ngày).
– Do SIADH: có thể cho thêm lợi tiểu quai, demeclocyclin.
– Do dùng Thiazid: ngừng thuốc, do suy giáp, suy thượng thận: điều trị hormon.
– Nếu hạ Natri máu nặng (Na < 120mmol/l, có triệu chứng thần kinh trung ương): truyền Natri Clorua ưu trương. Có thể cho Furosemid (40 – 60ml tiêm tĩnh mạch) khi truyền Natri Clorua.
4.3. Hạ Natri máu kèm theo giảm thể tích ngoại bào
– Điều trị nguyên nhân song song với điều chỉnh natri máu.
– Nếu bệnh nhân hạ Natri máu không có triệu chứng: cung cấp Natri Clorua theo đường tiêu hóa. Nếu hạ Natri máu nặng hoặc có rối loạn tiêu hóa: truyền Natri Clorua ưu trương đường tĩnh mạch.
Nguyên tắc điều chỉnh Natri máu
– Trong hạ Natri máu xuất hiện dần dần: điều chỉnh natri máu tăng lên không quá 0,5mmol/l trong 1 giờ và 10mmol/l trong 24 giờ.
– Trong hạ natri máu cấp tính, hạ Natri máu nặng (có kèm theo triệu chứng thần kinh trung ương): điều chình Natri máu tăng lên 2 – 3mmol/l trong 2 giờ đầu, sau đó điều chỉnh tăng lên không quá 0,5mmol/l trong 1 giờ và 10mmol/l trong 24 giờ.
– Mục tiêu điều chỉnh đưa Natri máu lên đến 130mmol/l.
Cách tính lượng Natri Clorua cần bù
Na cần bù = TBW x (Natri cần đạt – Natri bệnh nhân)
Để đặt lịch khám và tìm hiểu thêm thông tin, xin vui lòng liên hệ
🏥 Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An.
🛤Km5, xã Nghi Phú, Vinh, Nghệ An.
☎️Số điện thoại đặt lịch khám: 19008082
⌚️Thời gian đặt hẹn: 7h – 16h thứ 2 đến thứ 6
🖥Website: https://bvnghean.vn.
Fanpage: https:/bvhndknghean/
Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An thông báo nội dung ôn tập: môn thi Ngoại ngữ, Kiến thức chung, Chuyên môn chuyên ngành kỳ thi tuyển viên chức năm 2024
Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An tiên phong trong phẫu thuật nội soi điều trị thoát vị đĩa đệm
Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An tổ chức tiêm vắc xin phòng sởi cho nhân viên y tế
Thông báo số 3292/TB-BV về việc Tuyển dụng viên chức năm 2024 của Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An
Copyright © 2024 BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ ĐA KHOA NGHỆ AN