Tăng kali máu được định nghĩa khi nồng độ kali máu vượt quá 5 mmol/l ( giá trị bình thường từ 3,5-5 mmol/l). Đây là một bệnh lý hay gặp và có tỷ lệ tử vong cao nếu không được điều trị kịp thời.
1. Chẩn đoán tăng kali máu
Tăng kali máu thường không có triệu chứng đặc hiệu. Trong một số trường hợp thì biểu hiện một số triệu chứng về thần kinh cơ như mệt mỏi, suy nhược, đánh trống ngực, liệt và dị cảm. Đau ngực cũng có thể gặp, nguyên nhân do giảm tưới máu cơ tim hoặc nhịp tim nhanh, có thể tiến triển đến ngừng tim.
Vì vậy, việc chẩn đoán tăng kali máu dựa vào các triệu chứng lâm sàng đơn thuần là chưa đủ. Thay vào đó, bệnh nhân có nguy cơ cần làm xét nghiệm và theo dõi kỹ để phát hiện tăng kali máu.
Bệnh nhân có nguy cơ cần làm xét nghiệm và theo dõi kỹ để phát hiện tăng kali máu
1.1. Xét nghiệm điện giải đồ
Tăng kali máu được chẩn đoán bằng xét nghiệm điện giải đồ. Nồng độ kali máu >5 mmol/l, nếu tăng >6,5 mmol/l thì nguy hiểm đến tính mạng
1.2. Điện tim
Thay đổi điện tim có thể xuất hiện sớm khi kali máu > 5,5 mmol.l.
Khi kali máu tăng chậm thì ít thay đổi điện tim hơn so với tăng kali cấp tính và có phối hợp với tình trạng hạ Natri, hạ Calci và toan hóa máu.
Thay đổi điện tim của tăng kali máu có 4 giai đoạn:
Thay đổi điện tim có thể rất nhanh, chỉ trong vài phút.
1.3. Nguyên nhân thường gặp:
– Tăng kali máu do đưa vào.
+ Truyền máu
+ Truyền hoặc uống kali
– Tăng kali máu do chuyển từ trong tế bào ra ngoài tế bào.
+ Toan chuyển hóa
+ Do hủy hoại tế bào (tiêu cơ vân, tan máu, bỏng…)
– Tăng kali máu do giảm bài tiết kali.
+ Suy thận
+ Bệnh lý ống thận: toan ống thận type 4
+ Suy thượng thận
– Do thuốc (lợi tiểu giử kali, ức chế men chuyển, kháng viêm không steroid…)
2. Xử trí tăng kali máu
2.1. Thái độ xử trí ban đầu
Tăng kali máu là một cấp cứu nội khoa, bệnh nhân có thể tử vong nhanh chóng nếu không được cấp cứu và điều trị kịp thời. Chính vì vậy, khi có tăng kali máu kết hợp với sự thay đổi về điện tim hoặc có triệu chứng lâm sàng cần phải tiến hành ngay các biện pháp làm hạ nhanh chóng nồng độ kali huyết thanh.
Khi xét nghiệm có tăng kali máu nhưng không tìm thấy nguyên nhân và không có triệu chứng( lâm sàng, điện tim) cần chú ý những trường hợp tăng kali máu giả do:
Khi đó cần lấy ngay ống máu xét nghiệm kiểm tra lại nồng độ kali máu trước khi tiến hành các biện pháp điều trị.
Khí máu động mạch là một xét nghiệm nhanh chóng cho biết nồng độ kali máu cũng như toan – kiềm giúp chẩn đoán nhanh cũng như giúp xử trí tăng kali máu phù hợp.
Trường hợp nặng, kali máu tăng cao, bệnh nhân cần được bất động tại giường, mắc monitor theo dõi điện tim, SpO2, đặt đường truyền tĩnh mạch và chuẩn bị các thuốc và phương tiện cấp cứu tăng kali máu, chuẩn bị máy sốc điện ( nếu có).
2.2. Điều trị tăng kali máu
2.2.1 Nguyên tắc
2.2.2. Điều trị cụ thể
3. Thuốc điều trị hạ kali máu
a) Các chế phẩm Calci
Lưu ý: Nếu tiêm Calci không có hiệu quả, rối loạn nhịp tim nặng ( rung thất) gây ảnh hưởng đến huyết động cần xem xét lại khả năng sốc điện khử rung thất.
b) Thuốc làm tăng phân bố kali từ ngoài vào trong tế bào
Insulin
Thuốc kích thích beta giao cảm Albuterol
Kiềm hóa máu
Lợi tiểu quai Furosemid có tác dụng khá nhanh ( sau 30-60 phút) và kéo dài ( 4-6h). Thường khởi đầu furosemid 40-80 mg. Thuốc có hiệu quả khi lượng nước tiểu >500 ml/24h.
Lựa chọn thuốc và liều dùng tùy theo mức lọc cầu thận và đáp ứng lâm sàng. Thuốc lợi tiểu thiazid tác dụng yếu khi có suy giảm chức năng thận nặng nên cần ưu tiên lựa chọn lợi tiểu furosemid. Chú ý những bệnh nhân có tình trạng thiếu hụt thể tích cần được bồi phụ thể tích trước khi dùng lợi tiểu.
d) Tăng thải kali qua phân
Sử dụng các nhựa ( resonium) trao đổi ion:Natri polystyren sulfonat (Resin calcio, Kayexalat, Resonium A), gói 15g. Bản chất của thuốc là các hạt nhựa gắn natri, khi vào niêm mạc ruột đặc biệt là tại đại tràng, sẽ nhả các ion natri và gắn không hồi phục với kali và thải ra ngoài qua phân dưới dạng kali polystyren sulfonat.
+ Thời gian bắt đầu có tác dụng sau 1-2h, kéo dài 4-6h, tác dụng giảm kali 0.5-1.0 mEq/L.
+ Liều dùng 15-30 g/lần, uống cách 3-4h/lần. Nếu trường hợp bệnh nhân không uống được có thể pha thụt đại tràng liều 50g + sorbitol.
+ Thận trọng khi dùng kèm sorbitol cho bệnh nhân sau mổ do nguy cơ gây hoại tử ruột của thuốc. Theo dõi nồng độ natri máu và tình trạng tăng gánh thể tích, tăng phù khi dùng thuốc kéo dài do tăng tái hấp thu natri qua niêm mạc ruột, đặc biệt ở những bệnh nhân mắc suy tim và suy thận.
– Calci polystyren sulfonat (Kalimate, gói 5 g) là chế phẩm nhựa gắn calci nên hạn chế gây phù, tăng huyết áp và suy tim nặng hơn do ứ đọng natri. Liều 15 – 30g/ngày có thể làm giảm kali máu 1 mEq/L. Nếu táo bón có thể dùng cùng Lactulose (Duphalac).
2.2.3. Lọc máu cấp cứu
Khi kali máu>6,5 mmol/l bệnh nhân sẽ được xem xét chỉ định lọc máu
Chỉ định khi kali máu>6,5 mmol/l hoặc tăng kali máu kèm theo biến đổi điện tâm đồ giai đoạn 2 trở lên hoặc tăng kali máu không đáp ứng với các biện pháp điều trị nội khoa khác.
Tuy nhiên, chỉ định lọc máu cấp cứu cho bệnh nhân còn phụ thuộc vào có hay không có các chỉ định phối hợp khác như hội chứng ure máu cao, tình trạng quá tải thể tích, vô niệu, hạ natri máu và toan máu nặng.
Cần chú ý tiếp tục sử dụng các biện pháp làm hạ kali máu khác trong khi bệnh nhân chờ đợi được lọc máu. Theo dõi lượng kali sau buổi lọc do có thể gây hạ kali máu quá mức hoặc tiếp tục tăng kali máu trở lại.
Theo dõi:
– Điện tim liên tục trên monitor. Nếu điện tim không thay đổi làm xét nghiệm kali 2 giờ/ lần cho đến khi trở về bình thường. Nếu có biến đổi trên điện tim xét nghiệm kali máu ngay.
– Tìm và điều trị nguyên nhân: Lưu ý trong trường hợp toan ceton và tăng áp lực thẩm thấu do đái tháo đường đều trị nguyên nhân là chính.
*Tình hình điều trị tại bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An
Đối với các trường tăng kali máu khi được tiếp nhận tại bệnh viện luôn được kiểm tra và phát hiện sớm nhất, điều trị hiệu quả trên nhiều bệnh nhân.
👉Để đặt lịch khám và tìm hiểu thông tin, xin vui lòng liên hệ
🏥 Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An.
🛤Km5, xã Nghi Phú, Vinh, Nghệ An.
☎️Số điện thoại đặt lịch khám: 19008082 hoặc 0886.234.222
⌚️Thời gian đặt hẹn: 7h – 16h thứ 2 đến thứ 6
🖥Website: https://bvnghean.vn.
Fanpage: https://www.facebook.com/bvhndknghean/
Truyền thông và ứng dụng chuyển đổi số Y tế tại bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An – Hưởng ứng ngày chuyển đổi số quốc gia năm 2024
Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An tiếp tục thực hiện thành công lấy, ghép tạng từ người cho chết não
Phẫu thuật nội soi cắt khối tá tụy tại Bệnh Viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An
Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An phẫu thuật thành công cấy điện cực ốc tai cho hai bệnh nhân nhi
Copyright © 2024 BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ ĐA KHOA NGHỆ AN