Điện thoại CSKH: 19008082 - 0886.234.222
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
Thời gian làm việc: Khám bệnh: 7h-16h (Thứ 2-Thứ 6), 7h-12h (Sáng thứ 7), trừ nghỉ lễ ----- Tiếp nhận cấp cứu và điều trị nội trú 24/7, kể cả nghỉ lễ
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An > Đào tạo liên tục > Chấn thương lách

Chấn thương lách

 Dập nhu mô và bao lách hay sự cung cấp máu đến lách bị tổn thương thì gọi là vỡ lách. Đây là thương tổn  hay gặp nhất trong chấn thương bụng kín.

1. Nguyên nhân:

– Chấn thương lách khá đa dạng, lực chấn thương lớn (va chạm xe, bị đánh,…) hoặc vết thương xuyên thấu (vết dao đâm, vết đạn bắn,…) đều có thể gây tổn thương lách.

– Sự tăng kích thước lách do bệnh virus Epstein-Barr (bệnh bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng hoặc Epstein-Barr virus sau ghép tạng – giả u lympho) có thể vỡ ra với chấn thương nhẹ hoặc thậm chí tự phát. Các tổn thương ở lách bao gồm các khối máu tụ dưới bao và các vết rách bao nhỏ đến các vết rách sâu vào nhu mô, tổn thương đụng dập chủ yếu và đứt cuống.

2. Biểu hiện của chấn thương lách tương tự các chấn thương tạng khác trong ổ bụng

– Các biểu hiện xuất huyết chủ yếu, bao gồm sốc mất máu, đau bụng, và chướng bụng, thường dễ phát hiện trên lâm sàng.

– Ngoài ra xuất huyết nhỏ hơn gây đau bụng 1/4 trên trái, đôi khi lan lên vai trái. Các bệnh nhân có cơn đau 1/4 bụng trên trái không giải thích được, đặc biệt nếu có dấu hiệu giảm thể tích máu hay sốc, nên được hỏi về chấn thương gần đây. Cần nghi ngờ chấn thương lách ở những bệnh nhân đã gãy xương sườn.

3. Chẩn đoán chấn thương lách

– Dựa vào lâm sàng và hình ảnh học (CT hoặc siêu âm). Tổn thương lách được xác nhận bằng CT ở những bệnh nhân ổn định và siêu âm tại giường (chỗ điều trị) hoặc mở ổ bụng thăm dò ở những bệnh nhân không ổn định.

4. Phân độ chấn thương lách theo AAST:

5. Điều trị chấn thương lách

– Nội khoa: Hồi sức tích cực, nghỉ ngơi, nhịn ăn uống, truyền máu, truyền dịch, cầm máu, giảm đau

– Ngoại khoa: Nút mạch lách cầm máu, khâu lách cầm máu, cắt lách bán phần hay toàn phần.