Điện thoại CSKH: 19008082 - 0886.234.222
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
Thời gian làm việc: Khám bệnh: 7h-16h (Thứ 2-Thứ 6), 7h-12h (Sáng thứ 7), trừ nghỉ lễ ----- Tiếp nhận cấp cứu và điều trị nội trú 24/7, kể cả nghỉ lễ
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
Thời gian làm việc: Khám bệnh: 7h-16h (Thứ 2-Thứ 6), 7h-12h (Sáng thứ 7), trừ nghỉ lễ
Tiếp nhận cấp cứu và điều trị nội trú 24/7, kể cả nghỉ lễ
Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An > TIN TỨC > Tin y tế > Chấn thương mắt: nguy hiểm thường gặp trong cuộc sống hàng ngày

Chấn thương mắt: nguy hiểm thường gặp trong cuộc sống hàng ngày

Thời gian qua, khoa Mắt, Bệnh viện HNĐK Nghệ An thường xuyên tiếp nhận các ca chấn thương mắt, nguyên nhân thường gặp trong cuộc sống hàng ngày đến từ những sự việc rất hy hữu.

Ngày 15/6, khoa Mắt tiếp nhận điều trị bệnh nhân Nguyễn Xuân Từ (15 tuổi, Nghi Trung, Nghi Lộc) bị đau nhức mắt phải do bị rắn cắn vào mắt. Trên đường đi học về, Từ cùng bạn phát hiện 1 con rắn ráo dài 1,5 mét dưới ruộng. Trong lúc bắt rắn về làm thịt, bệnh nhân bị rắn tấn công trực tiếp vào mắt phải. Một ngày sau, mắt bệnh nhân đau nhặm, nhức nhiều. Qua thăm khám, bác sỹ phát hiện mắt bệnh nhân bị rách kết mạch cực trên kích thước 0,5 cm, lộ củng mạc. E ngại nọc rắn có thể gây biến chứng hoại tử củng mạc mắt, sau khi điều trị 4 ngày, tình trạng ổn định hơn, bệnh nhân được chuyển tuyến ra Bệnh viện Mắt trung ương để kiểm tra thêm.Phong kham Mat

Bệnh nhân khám Mắt tại Bệnh viện HNĐK Nghệ An

Tuần vừa qua, một trường hợp chấn thương mắt khá hy hữu được chuyển đến khám tại Bệnh viện. Bệnh nhân Nguyễn Đình Nhờn, 64 tuổi, (Tân Kỳ, Nghệ An), trong lúc kéo lưới đánh cá đã gặp phải chấn thương mắt. Con cá to 3-4 kg quẫy mạnh trong lưới bật thẳng vào mắt bệnh nhân, gây đụng dập nhãn cầu trái, xuất hiện mắt nhẹ.

Thạc sỹ, BS. Trần Tất Thắng, trưởng khoa Mắt nhận định: “Phòng tránh chấn thương mắt là điều cơ bản nhất để giữ gìn thị lực khỏe mạnh. Để bảo vệ an toàn cho thị giác, cần thực hiện tốt các nội quy an toàn lao động, đeo kính bảo hộ đối với một số ngành nghề đặc thù như  thợ gò hàn, gặt tuốt lúa, thợ làm lốp xe…. và trong sinh hoạt mà chúng ta ít quan tâm như chơi bắn súng, nuôi chim, bắt cá, thu hoạch trái cây… Trường học, các cơ sở y tế xã, y tế cơ quan nên được đào tạo về sơ cứu chấn thương mắt ban đầu. Đặc biệt, khi bị tổn thương, sau khi sơ cứu đúng qui trình cần chuyển bệnh nhân ngay đến các cơ sỏ chuyên khoa mắt nơi gần nhất, tránh tự chữa trị phản khoa học”.

 

Hoàng Yến