Điện thoại CSKH: 19008082 - 0886.234.222
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
Thời gian làm việc: Khám bệnh: 7h-16h (Thứ 2-Thứ 6), 7h-12h (Sáng thứ 7), trừ nghỉ lễ ----- Tiếp nhận cấp cứu và điều trị nội trú 24/7, kể cả nghỉ lễ
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
Thời gian làm việc: Khám bệnh: 7h-16h (Thứ 2-Thứ 6), 7h-12h (Sáng thứ 7), trừ nghỉ lễ
Tiếp nhận cấp cứu và điều trị nội trú 24/7, kể cả nghỉ lễ
Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An > Uncategorized > Chế độ ăn dinh dưỡng cho người bệnh tiểu đường

Chế độ ăn dinh dưỡng cho người bệnh tiểu đường

Chế độ ăn uống dinh dưỡng hợp lý quan trọng với tất cả mọi người, đặc biệt là những người bệnh. Tầm quan trọng của dinh dưỡng được nhấn mạnh ở những bệnh lý mà chế độ dinh dưỡng góp phần chính yếu trong quá trình điều trị như bệnh tiểu đường. Theo một tài liệu về điều trị bệnh tiểu đường mới nhất của Hiệp hội đái tháo đường Mỹ (ADA) khẳng định: Chế độ dinh dưỡng và hoạt động thể lực là nền tảng cơ bản trong diều trị Đái tháo đường. coque iphone Việc điều trị ở bệnh nhân tiểu đường (đặc biệt tiểu đường tuýp 1 tuýp 2) cần được bắt đầu bằng điều chỉnh chế độ ăn. coque iphone 6 Hay nói cách khác người bệnh tiểu đường hầu hết phải điều trị bằng thay đổi thói quen ăn uống. coque iphone 2019 Vậy ăn uống hợp lý và nhu cầu dinh dưỡng của người bệnh đái tháo đường là như thế nào? thuc-don-lanh-manh-cho-nguoi-bi-tieu-duong Thực tế rằng, không có một thực đơn riêng lẻ nào cho tất cả bệnh nhân tiểu đường. Một chế độ dinh dưỡng hợp lý phù hợp với tình trạng bệnh lý, mục tiêu điều trị, kết quả mong muốn và phần nào phù hợp với thói quen ăn uống của mỗi người là điều tốt nhất. Chế độ dinh dưỡng cần chú trọng để kiểm soát chỉ số đường huyết, giảm nguy cơ bệnh tim mạch, giảm mỡ máu, kiểm soát cân nặng với sự phối hợp cân đối các chất đạm, đường và béo cho người bệnh. Trong đó bảo đảm năng lượng, ăn uống hợp lý và không quá kiêng khem là rất quan trọng. Mỗi người có nhu cầu năng lượng khác nhau phụ thuộc vào lứa tuổi và chiều cao cân nặng của mỗi người. Tổng lượng calo trong ngày có thể dao động từ 1400 calo – 2400 calo ở người cao tuổi và 1500 calo – 2500 calo ở người trẻ. Có cách tính tương đối nhu cầu năng lượng cho người trẻ bình thường như sau: lao động nhẹ cần 30 Kcal/kg/ngày, lao động trung bình 35 Kcal/kg/ngày. Nhu cầu các chất dinh dưỡng theo cơ cấu các chất là: Các chất bột đường 55-60%, các chất đạm 15-20%, các chất béo tối đa 25%. Với người tiểu đường từ tuýp 2 trở lên chưa có biến chứng thận thì nên điều chỉnh giảm chất bột đường xuống 50% và tăng đạm lên 20% – 30%. Chế độ ăn cho người tiểu đường cần chú ý: Đảm bảo năng lượng, cân đối các chất và không để đường tăng cao đột ngột vào các thời điểm trong ngày. soldes coque iphone Để đảm bảo tỷ lệ chất bột đường mà không làm tăng đường huyết đặc biệt tăng cao đột ngột sau các bữa ăn, người bệnh nên chọn các thức ăn làm chậm hấp thu đường như rau xanh và các thực phẩm giàu chất xơ. Thực phẩm giàu chất xơ làm chậm quá trình hấp thu đường vào máu, tiêu hoá được hấp thu từ từ, đường không tăng quá cao sau ăn mà còn giữ được lượng đường máu không xuống quá thấp khi xa bữa ăn, có lợi cho quá trình điều trị bệnh. Nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày (5-6 bữa/ ngày) để góp phần khống chế đường huyết, không để tăng quá khi no, giảm quá khi đói. coque iphone solde Nên ăn các thực phẩm giàu vitamin, đặc biệt vitamin nhóm B (B1, B2, PP) vì các vitamin này giúp ngăn ngừa tạo thể cetonic (là chất độc hại tiết ra trong máu ở bệnh nhân đường huyết tăng thiếu insulin trầm trọng sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm cho cơ thể). Khẩu phần ăn của người tiểu đường cần hạn chế muối (dưới 6g/ngày). Ăn đúng giờ không bỏ bữa, ăn chậm nhai kỹ, mỗi bữa không ăn quá nhiều. Cung cấp đủ nước cho cơ thể 40ml/kg cân nặng/ngày. Chế biến thức ăn dạng luộc và nấu là chính. Không nên rán rang với mỡ. Một số thực phẩm nên dùng cho người tiểu đường: + Chất bột đường: Đậu nành, lúa mạch, gạo lứt, sữa tách béo không đường. Các loại rau xanh, nhất là rau có màu xanh đậm như rau muống, rau ngót, mồng tơi, bí xanh, mướp đắng; các loại hoa quả: dâu, táo… là những thực phẩm vừa cung cấp nhiều chất xơ vừa cung cấp vitamin, acid amin và chất khoáng. + Chất đạm: Cá, thịt gia cầm (bỏ da), đạm thực vật từ đậu. + Chất béo: Các loại dầu thực vật tốt như dầu ô liu, dầu hạt cải, dầu đậu phộng, các loại hạt (các a xít béo không bão hoà đơn) hoặc chất béo trong cá, sò ốc, hạt lanh, quả óc chó ( các a xít béo không bão hoà da omega-3), chất béo trong ngô, hạt hướng dương, dầu đậu nành (các a xít béo không bão hoà đa omega-6). Một số thực phẩm không nên hoặc hạn chế dùng cho người tiểu đường: + Chất bột đường: Các loại đường, mật ong, mật mía nên kiêng tuyệt đối. Các loại giàu đường: khoai tây, bột mì, bột bắp, gạo trắng, ngô ngọt, khoai lang… cần hạn chế. + Chất đạm: Các loại thịt có màu đỏ (bò, lợn, dê), + Chất béo: Mỡ động vật, sữa không tách béo, các loại óc, lòng, phủ tạng động vật, dầu dừa, dầu cọ (là các chất béo bão hoà). Trung tâm Dịch vụ tổng hợp BV HNĐK Nghệ An có Khoa dinh dưỡng và đội ngũ bác sỹ, cử nhân điều dưỡng được đào tạo bài bản có kiến thức về dinh dưỡng và dinh dưỡng bệnh lý. Trung tâm cung cấp chế độ ăn bệnh lý tiểu đường và các bệnh lý khác cho bệnh nhân tại giường bệnh và tư vấn về chế độ ăn bệnh lý cho các bệnh nhân người nhà bệnh nhân. Bệnh nhân có nhu cầu tìm hiểu thêm về dinh dưỡng bệnh lý, vui lòng liên hệ Khoa Dinh dưỡng, Trung tâm Dịch vụ Tổng hợp, hoặc theo số điện thoại: 01683823297. Trung tâm rất sẵn sàng được phục vụ và tư vấn cho các bệnh nhân.