Điện thoại CSKH: 19008082 - 0886.234.222
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
Thời gian làm việc: Khám bệnh: 7h-16h (Thứ 2-Thứ 6), 7h-12h (Sáng thứ 7), trừ nghỉ lễ ----- Tiếp nhận cấp cứu và điều trị nội trú 24/7, kể cả nghỉ lễ
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An > TIN TỨC > CHẾ ĐỘ ĂN CHO BỆNH NHÂN GOUT

CHẾ ĐỘ ĂN CHO BỆNH NHÂN GOUT

KHOA NỘI A- LÃO KHOA

TẾT NÀY, BỆNH NHÂN GÚT ĂN GÌ !

Ai cũng mong đến TẾT, để sum vầy, để tụ tập, để chúc nhau thật nhiều sức khỏe cho năm mới!

Thế nhưng với bệnh nhân Gút thì càng gần đến Tết họ càng lo lắng và mệt mỏi vì chuyện ăn uống làm sao để không lên cơn đau khớp !

Tuy là khoa chuyên điều trị nội khoa cho các bệnh nhân từ 60 tuổi trở lên  ( được gọi là già) nhưng chúng tôi gặp khá nhiều bệnh nhân bị bệnh Gút do thói quen ăn uống, sinh hoạt không hợp lý từ thời trẻ. Vì vậy chúng tôi xin gửi một chút chia sẻ nho nhỏ về dinh dưỡng cho bệnh nhân bị bệnh Gút ngày Tết ạ!

– Sơ lược thông tin về bệnh: Gút là bệnh do rối loạn chuyển hóa các nhân Purins, có đặc điểm là tăng Acid Uric (AU) máu. Khi AU bị bão hòa ở dịch ngoài tế bào, sẽ gây lắng đọng các tinh thể monosodium urat ở các mô, biểu hiện bởi một hoặc nhiều triệu chứng lâm sàng như viêm khớp và cạnh khớp cấp và hoặc mãn tính, hạt tophi ở mô mềm, bệnh thận do gút và sỏi tiết niệu.

– Một số lưu ý về dinh dưỡng, đặc biệt dịp TẾT cho bệnh nhân Gút:

  1. Giảm cân khi có thừa cân- béo phì: thừa cân làm tăng nguy cơ phát triển bệnh Gút, còn giảm cân ngoài giảm nguy cơ cho bệnh còn làm giảm căng thẳng chung cho khớp.
  2. Lựa chọn ngũ cốc nguyên hạt: ăn nhiều trái cây, rau, ngũ cốc. Tránh thức ăn và đồ uống có xi-rô ngô có hàm lượng đường fructose cao và hạn chế uống nước ép trái cây ngọt tự nhiên, kẹo, mứt, bánh ngọt…
  3. Uống đủ nước: 8 ly nước mỗi ngày = 2 lít nước, nên uống nước lọc hoặc nước khoáng, hạn chế nước ngọt đóng chai, nước ép hoa quả
  4. Hạn chế chất béo bão hòa: hạn chế ăn thịt đỏ, thịt gia cầm béo (thịt ba chỉ, thịt đông, giò mỡ..) và các sản phẩm từ sữa giàu chất béo ( sữa đặc có đường, sữa nguyên kem…) Tăng cường thay thế bằng dầu, các hạt có dầu
  5. Sử dụng chất đạm hợp lý, nên sử dụng thịt nạc và thịt gia cầm, sữa ít chất béo và đậu làm nguồn cung cấp chất đạm. Hạn chế các nội tạng như óc, lòng, tim, gan…
  6. Sử dụng hợp lý rượu bia: nên hạn chế sử dụng rượu, bia theo khuyến nghị ( nam giới 80ml rượu mạnh/ 24h hoặc 2 lon bia 330ml/24h; nữ giới 40ml rượu mạnh/24h hoặc 2 lon bia 330ml/24h…)
  7. Bổ sung 500mg vitamin C/24h giúp làm giảm nồng độ acid uric, ăn sữa chua hàng ngày.
  8. Có thể sử dụng café, nhưng nên dùng với lượng nhỏ thôi nhé.

 

                                                                                    Nguồn: Viện dinh dưỡng