Điện thoại CSKH: 19008082 - 0886.234.222
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
Thời gian làm việc: Khám bệnh: 7h-16h (Thứ 2-Thứ 6), 7h-12h (Sáng thứ 7), trừ nghỉ lễ ----- Tiếp nhận cấp cứu và điều trị nội trú 24/7, kể cả nghỉ lễ
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An > Y học thường thức > Chế độ ăn phòng ngừa loãng xương

Chế độ ăn phòng ngừa loãng xương

                                     ThS. BS. Lê Thị Thùy Dung

Khoa Cơ xương khớp – Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An

1. Tổng quan về loãng xương

Loãng xương là tình trạng xương mỏng đi và mật độ chất trong xương giảm đi theo thời gian. Do đó, hệ xương của những người bị loãng xương rất giòn, dù chấn thương nhẹ cũng có thể dẫn đến gãy xương. Đây là một bệnh lý diễn tiến thầm lặng, thường chỉ phát hiện khi bệnh đã có biến chứng gãy xương. Loãng xương có thể được phòng ngừa bằng cách thay đổi chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hàng ngày.

 

2. Đối tượng nào dễ bị loãng xương?

  • Tiền sử gia đình: Có người mắc bệnh loãng xương hoặc gãy xương hông.
  • Tuổi: Người cao tuổi.
  • Giới: Nữ bị nhiều hơn nam, đặc biệt phụ nữ sinh nhiều con, phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh.
  • Tình trạng dinh dưỡng: Thấp bé, nhẹ cân.
  • Lối sống ít vận động: Người có công việc tĩnh tại và không tập luyện thể dục thể thao.
  • Tình trạng bệnh lý: Cường giáp, cường tuyến cận giáp, đái tháo đường, suy thận, cắt dạ dày – ruột, cắt buồng trứng…
  • Tình trạng sử dụng thuốc kéo dài các nhóm corticosteroid, thuốc chống động kinh, thuốc kháng acid có phosphate, thuốc lợi tiểu, heparin, hormon giáp liều cao…
  • Khẩu phần ăn: Thiếu canxi, vitamin Dvà các nguyên tố vi lượng khác, quá nhiều muối, quá nhiều đạm hoặc chế độ ăn giảm cân không hợp lý.
  • Lối sống không lành mạnh như: Hút thuốc lá, uống nhiều rượu, cafe, trà đặc…
  1. Chế độ ăn ảnh hưởng đến tình trạng bệnh như thế nào?

Một trong những nguyên nhân chính gây ra căn bệnh này là thiếu hụt canxi và vitamin D, đặc biệt là ở người cao tuổi bị loãng xương. Sự thiếu hụt những khoáng chất này làm cho cơ thể không đủ “nguyên liệu” để tái tạo, sản sinh thêm mô mới.

Nhu cầu canxi khuyến nghị (mg/ngày) cho người Việt Nam

(Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia năm 2016)

Nhóm tuổi Nam Nữ
RDA UL RDA UL
0-5 tháng 300 1000 300 1000
6-8 tháng 400 1500 400 1500
9-11 tháng 400 1500 400 1500
1-2 tuổi 500 2500 500 2500
3-5 tuổi 600 2500 600 2500
6-7 tuổi 650 2500 650 2500
8-9 tuổi 700 3000 700 3000
10-11 tuổi 1000 3000 1000 3000
12-14 tuổi 1000 3000 1000 3000
15-19 tuổi 1000 3000 1000 3000
20-29 tuổi 800 2500 800 2500
30-49 tuổi 800 2500 800 2500
50-69 tuổi 800 2000 900 2000
≥70 tuổi 1000 2000 1000 2000
Phụ nữ có thai 1200 2500
Phụ nữ cho con bú 1300 2500

RDA (Recommended dietary alloowance): Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị

UL (Tolerable upper intake limit): Giới hạn tiêu thụ tối đa

Sự thiếu hụt canxi, vitamin D và các khoáng chất khác đã ảnh hưởng bất lợi đến quá trình tạo xương mới. Dưới đây là đáp án cho câu hỏi bệnh loãng xương nên ăn gì để có hệ xương khỏe mạnh.

Loãng xương nên ăn gì, bổ sung gì để xương chắc khỏe?

Tăng cường các thực phẩm cung cấp canxi, vitamin D và các chất cần thiết khác cho xương là sự lựa chọn hàng đầu của bệnh nhân. Chế độ dinh dưỡng phù hợp cũng sẽ hỗ trợ rất tốt cho quá trình điều trị bệnh loãng xương.

3.1.    Loãng xương nên ăn gì, bổ sung gì để xương chắc khỏe?

Tăng cường các thực phẩm cung cấp canxi, vitamin D và các chất cần thiết khác cho xương là sự lựa chọn hàng đầu của bệnh nhân. Chế độ dinh dưỡng phù hợp cũng sẽ hỗ trợ rất tốt cho quá trình điều trị bệnh loãng xương

– Sữa và các thực phẩm từ sữa

Sữa là một trong những nguồn cung cấp canxi hàng đầu, hàm lượng canxi có trong sữa lên đến 60%. Do đó, sữa và các chế phẩm từ sữa (sữa chua, phô mai…) là những thực phẩm rất tốt cho người loãng xương. Ngoài ra, nếu cần thiết, người bệnh có thể dùng thêm các loại sữa đặc chế chuyên dùng để bổ sung canxi.

– Các loại hải sản

Hải sản là nguồn cung cấp canxi và chất đạm dồi dào như tôm, cua… Để cơ thể hấp thụ được nhiều canxi hơn, hải sản nên được nấu thật kỹ và nhừ. Tuy nhiên, nếu người bệnh loãng xương kèm theo tình trạng gout thì nên kiêng các thực phẩm này để tránh tình trạng tăng acid uric máu.

– Thực phẩm có nguồn gốc từ trứng

Trứng (trứng gà, trứng vịt, trứng chim…) là nguồn cung cấp dồi dào các khoáng chất như canxi, selen, vitamin, folate, protein…đây là những chất có lợi cho hệ xương.

Để làm phong phú thêm trong khẩu phần ăn, bạn có thể thay đổi cách chế biến trứng như: luộc, rán, ốp, kho, bắc…Mặc dù trứng rất tốt cho người mắc bệnh loãng xương nhưng người bệnh cũng chỉ nên ăn từ 2 – 3 quả/lần, một tuần ăn 2 – 3 lần.

– Các loại rau củ quả

Không chỉ có lợi cho bệnh loãng xương mà các loại rau củ quả còn có ích cho sức khỏe. Người bệnh nên ăn luộc để có thể hấp thu nhiều canxi và vitamin D nhất có thể từ nhóm thực phẩm này. Những loại rau củ tốt cho xương bao gồm: súp lơ xanh, cải xoăn, hạt đậu nành, bắp cải…

Ngoài rau củ quả, nước ép trái cây cũng là một nguồn cung cấp dưỡng chất dồi dào cho người bị loãng xương. Nước ép chuối, cam… là sự lựa chọn tuyệt vời cho người bị loãng xương vì hàm lượng canxi và vitamin D cao. Ngoài việc uống đủ nước, người bệnh có thể dùng thêm 1 – 2 ly nước ép mỗi ngày.

– Ngũ cốc

Không chỉ chứa hàm lượng vitamin D và canxi cao, mà một số loại ngũ cốc được làm từ lúa mạch nguyên cám rất tốt cho sức khỏe. Bệnh nhân loãng xương, đặc biệt là những người từ 40 tuổi trở lên nên ăn ngũ cốc mỗi ngày để bổ sung canxi cho cơ thể. Tuy nhiên, cần lưu ý chọn các loại ngũ cốc ít đường để tránh tình trạng tăng đường huyết đặc biệt ở bệnh nhân đái tháo đường.

– Các loại thực phẩm chứa nhiều Omega 3

Không chỉ có ích cho người bị loãng xương, Omega-3 còn hỗ trợ rất tốt cho các bệnh lý về xương khớp khác như thoát vị đĩa đệmthoái hóa cột sống

Những thực phẩm giàu Omega-3 bao gồm cá mòi, cá hồi, cá thu… Để hấp thu được nhiều omega-3 và canxi nhất thì những loại cá này cần được nấu thật nhừ để có thể ăn cả xương. Ngoài ra, omega còn có thể được bổ sung qua thực phẩm chức năng và dầu cá.

3.2. Bệnh loãng xương nên kiêng ăn gì?

Bên cạnh việc bổ sung thực phẩm có các dưỡng chất tốt cho xương khớp thì người bệnh cũng cần quan tâm đến những thực phẩm cần kiêng.

– Thịt và các loại thực phẩm giàu protein

Xương có khoảng 50% protein. Quá trình “gia cố” xương hỏi đòi một lượng axit amin ổn định. Trong khi đó, axit amin là thành phần quan trọng để cấu tạo nên protein, vì vậy người mắc bệnh loãng xương vẫn nên ăn các loại thực phẩm chứa protein. Tuy nhiên, cần lưu ý là chuyển nguồn cung cấp protein từ thịt đỏ sang thịt trắng (thịt gà, cá…) và tiêu thụ protein ở mức độ vừa phải. Dư thừa protein sẽ dẫn đến việc tăng bài tiết canxi trong nước tiểu.

Thức ăn mặn

Natri trong muối ăn gây mất canxi và làm xương yếu dần theo thời gian. Vì vậy, người bệnh loãng xương cần cố gắng hạn chế ăn các loại thực phẩm nhiều muối như:

+ Các loại thịt chế biến sẵn: giăm bông, xúc xích, thịt hộp…

+ Thức ăn nhanh: gà rán, pizza, khoai tây chiên…

+ Các loại thịt khô: khô bò, khô mực, khô gà…

+ Các loại mắm, nước mắm…

Ngoài ra, để xác định một thực phẩm có nhiều natri hay không, người bệnh có thể xem bảng dinh dưỡng trên bao bì sản phẩm. Nếu chỉ số natri cao hơn 20%, món ăn đó có hàm lượng muối cao.

–   Các loại thức uống

+ Một số loại nước ngọt và nước ngọt có ga chứa axit photphoric, làm tăng bài tiết canxi trong nước tiểu.

+ Caffeine có trong cà phê và trà sẽ làm canxi thoát ra khỏi xương và làm giảm sự hấp thụ canxi, do đó mất cấu trúc xương.

+ Uống nhiều rượu dẫn đến tăng bài tiết canxi qua đường tiểu.

Để đặt lịch khám và tìm hiểu thông tin, xin vui lòng liên hệ

🏥BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ ĐA KHOA NGHỆ AN
🏆Chất lượng hàng đầu – Phát triển chuyên sâu – Nâng tầm cao mới
🛣️Địa chỉ: Km5, Đại lộ Lê Nin, TP Vinh, Nghệ An
🌎Website: www.bvnghean.vn
🌍Facebook: bvhndknghean

☎️Số điện thoại Khoa Nội Cơ xương khớp: 0385. 384. 657.
☎️TỔNG ĐÀI CSKH + ĐẶT LỊCH KHÁM: 1900.8082 – 0886.234.222, Thời gian đặt lịch khám từ Thứ 2 đến Thứ 6