Điện thoại CSKH: 19008082 - 0886.234.222
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
Thời gian làm việc: Khám bệnh: 7h-16h (Thứ 2-Thứ 6), 7h-12h (Sáng thứ 7), trừ nghỉ lễ ----- Tiếp nhận cấp cứu và điều trị nội trú 24/7, kể cả nghỉ lễ
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An > Y học thường thức > Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD)

Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD)

                                                                                               Khoa Dinh Dưỡng

           Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An

 

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là một bệnh phổi có thể phòng ngừa và điều trị được, đặc trưng bởi sự tắc nghẽn đường thở, tiến triển nặng dần, liên quan đến các phản ứng viêm bất thường ở phổi bởi các yếu tố và khí độc hại. Những người bị COPD phải cố gắng nhiều hơn để thở, điều này có thể dẫn đến người bệnh cảm thấy khó thở hoặc mệt mỏi ở giai đoạn sớm của bệnh hoặc cảm thấy khó thở khi tập thể dục.

Đa số người bệnh có hút thuốc lá, tình trạng thường xuyên thiếu oxy máu và các gốc tự do sản sinh gây chán ăn, sốt, đồng thời nó thúc đẩy sự hình thành của các cytokine  như interleukin (IL) -1β làm tăng tiêu hao năng lượng, phân giải protein. Tình trạng suy dinh dưỡng ở người bệnh COPD tại Việt Nam rất cao chiếm 81%, tình trạng dinh dưỡng quyết định tiên lượng sống còn người bệnh. Để hạn chế tình trạng suy dinh dưỡng ở người bệnh COPD, chế độ dinh dưỡng của người bệnh cần được quan tâm cẩn thận.

I. CÁC THỰC PHẨM NÊN DÙNG

1. Tăng cường thực phẩm giàu đạm:

– Người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nên ưu tiên các thực phẩm giàu protein, có giá trị cao như: thịt gà, thịt bò, trứng. Đặc biệt, các loại cá béo như: cá thu, cá hồi, cá mòi… cũng là nguồn thực phẩm giàu protein có lợi cho sức khỏe của người bệnh COPD.

2. Carbonhydrat phức hợp

– Các loại thực phẩm chứa carbohydrate phức hợp như: gạo lứt, khoai tây nguyên vỏ, đậu Hà Lan, yến mạch, các loại đậu… đóng vai trò quan trọng trong chế độ ăn của người bệnh COPD. Đây là thực phẩm có chứa nhiều chất xơ, giúp cải thiện chức năng tiêu hóa, đồng thời giúp người bệnh COPD kiểm soát tốt lượng đường trong máu.

3. Các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất

– Vitamin, khoáng chất và chất xơ thiết yếu có trong rau quả tươi, trái cây là những chất dinh dưỡng vô cùng quan trọng, giúp cơ thể người bệnh COPD luôn khỏe mạnh và tăng cường sức đề kháng. Thông thường, những người bị COPD dùng steroid. Sử dụng steroid lâu dài có thể làm tăng nhu cầu canxi của người bệnh. Do đó, hãy cân nhắc việc bổ sung canxi. Hãy tìm thêm các loại thực phẩm có chứa vitamin D. Trước khi bổ sung bất kỳ loại vitamin nào vào thói quen ăn uống, người bệnh nên thảo luận với bác sĩ.

4. Thực phẩm giàu kali

– Ion kali có vai trò quan trọng đối với chức năng phổi. Việc thiếu hụt kali có thể gây ra các vấn đề về hô hấp. Do đó, người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nên tích cực bổ sung những thực phẩm giàu kali như: các loại rau xanh lá đậm, bơ, măng tây, cà chua, củ dền, chuối, cam…

5. Chất béo lành mạnh

– Chất béo lành mạnh có nguồn gốc từ cá và thực vật như: bơ, dầu dừa, ô liu, phô mai, cá béo và các loại hạt…giúp hạn chế việc gia tăng lượng CO2 trong máu đối với người bệnh COPD, đồng thời cung cấp nguồn năng lượng cao và dinh dưỡng tổng thể nhiều hơn nếu dùng liên tục trong thời gian dài.          

II. THỰC PHẨM HẠN CHẾ DÙNG

– Người bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính nên kiêng ăn những thực phẩm có chứa nhiều natri hoặc muối. Đây được xem là nguyên nhân chính gây ra tình trạng giữ nước, làm ảnh hưởng tiêu cực đến huyết áp, tăng gánh nặng cho tim của người bệnh COPD.

– Hạn chế ăn các loại thực phẩm như đường kính, mật ong, bánh kẹo; các loại quả nhiều ngọt: quả sấy khô, sầu riêng, quả trứng gà… có thể làm tăng CO2 trong máu gây tăng tình trạng khó thở.

– Hạn chế các thực phẩm sinh hơi: táo, lê, tỏi, hành tây, ớt, hành lá, bắp cải, súp lơ, đậu Hà Lan… có thể gây đầy bụng ảnh hưởng đến khả năng hô hấp.

– Hạn chế sử dụng các loại nước ngọt, đồ uống có ga, cà phê, rượu, chè…; mỡ động vậ, phủ tạng động vật…