Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, mỗi năm Việt Nam có khoảng 95.000 người bệnh chết vì ung thư, trong đó 80% bị sụt cân, 30% chết vì suy kiệt trước khi qua đời do khối u. Đa số người bệnh ung thư chỉ tập trung vào điều trị mà chưa chú trọng đến chế độ dinh dưỡng để nâng cao thể trạng. Rất ít người bệnh quan tâm đến việc ăn uống như thế nào cho hợp lý. Nhiều người bệnh thiếu hiểu biết, do lo sợ khối u phát triển nhanh hoặc tái phát còn ăn kiêng quá mức dẫn đến sụt cân, suy dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sức khoẻ và chất lượng trong cuộc sống.
Con số 30% người bệnh ung thư chết vì suy kiệt cơ thể trước khi chết vì khối ung thư đã phần nào cho thấy tác động xấu của tình trạng sút cân, suy kiệt. Dinh dưỡng lúc này có tác dụng nâng đỡ để người bệnh có đủ sức theo hết các liệu pháp điều trị nặng nề. Việc xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý trước, trong và sau quá trình điều trị nhằm đến mục tiêu là tăng cường thể lực cho người bệnh. Ăn đúng trước, trong và sau điều trị có thể giúp cho người bệnh giảm thiểu những bất lợi do các tác dụng phụ của phương pháp điều trị và giúp người bệnh có cảm giác sống khoẻ hơn.
Để đảm bảo dinh dưỡng hợp lý, người bệnh cần phải ăn uống đầy đủ thực phẩm đảm bảo các nhóm chất: đạm- đường- béo-vitamin, khoáng chất. Một chế độ ăn nhiều cá, rau, ít thịt, thêm dầu thực vật, uống nhiều nước và vận động, tập thể dục thể thao …sẽ giúp cơ thể đủ chất dinh dưỡng và sức khoẻ để chống lại ung thư chứ không phải là “cung cấp thêm chất đạm cho khối u phát triển” như nhiều người vẫn lầm tưởng. Nên chiều theo khẩu vị của người bệnh, chia nhỏ các bữa ăn để người bệnh dễ hấp thu dưỡng chất.
* Một số loại dưỡng chất cần đảm bảo trong bữa ăn hằng ngày đối với người bệnh ung thư: :
– Đạm: Để đảm bảo cung cấp đủ các loại acid amin cần ăn đa dạng các loại thực phẩm, khẩu phần ăn phải cân đối giữa protein động vật và thực vật.
– Tinh bột: nên chọn các loại ngũ cốc nguyên hạt (gạo, ngô, lúa mì, lúa mạch… ), các loại củ (khoai tây, khoai lang, khoai sọ …). Tránh các loại thực phẩm chế biến sẵn chứa đường đơn, gây nhiều tác hại cho cơ thể.
– Chất béo: nên sử dụng dầu thực vật (dầu đậu nành, dầu lạc, dầu vừng…), hạn chế mỡ động vật.
– Rau quả: Ăn nhiều rau xanh, quả chín. Mỗi ngày nên ăn 400-500g rau, 200-400g quả chín.
– Tăng cường bổ sung thực phẩm chứa nhiều Omega 3: cá hồi, dầu oliu…
– Sử dụng các thực phẩm giàu vitamin E, C, A, Selen có khả năng chống oxy hoá như: cà rốt, giá đỗ xanh, cà chua, rau ngót, rau muống…
* Các thực phẩm cần hạn chế hoặc không nên dùng đối với bệnh nhân ung thư:
– Hạn chế các thực phẩm chế biến ở nhiệt độ cao, không nên ăn các loại cháy, các loại thực phẩm chế biến sẵn: lạp sườn, xúc xích …
– Các thực phẩm chế biến công nghiệp, đóng gói sẵn như: đồ hộp, thịt nguội…
– Các thực phẩm chứa nhiều axit béo như: các món thịt nướng, thịt hun khói, các món rán, quay, nướng.
– Hạn chế rượu, bia, thuốc lá …
– Ăn giảm muối .
– Hạn chế uống nước chè vào ban đêm.
– Dầu mỡ rán đi rán lại nhiều lần.
– Các loại thức ăn bị nấm mốc như: Lạc mốc, đậu đỗ mốc, hạt bí, hạt dưa rang sẵn bị mốc…
* Nước: với người bệnh ung thư, nên uống 8-12 ly nước mỗi ngày (1.5-2 lít/ngày hoặc 40ml/kg cân nặng/ngày). Có thể là nước chín, nước ép rau, quả, sữa hoặc những thực phẩm chứa nhiều nước. Đặc biệt là uống nước kể cả khi không cảm thấy khát.
Như vậy, một chế độ ăn uống phù hợp đủ dinh dưỡng và năng lượng là rất quan trọng giúp nâng cao sức khoẻ ,chất lượng điều trị và chất lượng sống cho người bệnh ung thư.
Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An tiếp tục thực hiện thành công lấy, ghép tạng từ người cho chết não
Phẫu thuật nội soi cắt khối tá tụy tại Bệnh Viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An
Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An phẫu thuật thành công cấy điện cực ốc tai cho hai bệnh nhân nhi
Bế mạc Giải Thể thao chào mừng kỷ niệm 106 năm ngày truyền thống Bệnh viện (18/9/1918- 18/9/2024)
Copyright © 2024 BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ ĐA KHOA NGHỆ AN