Điện thoại CSKH: 19008082 - 0886.234.222
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
Thời gian làm việc: Khám bệnh: 7h-16h (Thứ 2-Thứ 6), 7h-12h (Sáng thứ 7), trừ nghỉ lễ ----- Tiếp nhận cấp cứu và điều trị nội trú 24/7, kể cả nghỉ lễ
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An > Đào tạo liên tục > Chụp X quang đường mật qua ống Kehr

Chụp X quang đường mật qua ống Kehr

1. Chụp Xquang đường mật qua ống kehr ta có thể chỉ định được trong các bệnh lý sau

 

  • Khối u đường mật, sỏi mật, máu cục, viêm chít hẹp đường mật.
  • Đánh giá mức độ hẹp hay giãn của đường mật trong và ngoài gan.
  • Thoát mật hay rò đường mật.
  • Khảo sát sự lưu thông dịch mật qua cơ vòng Oddi xuống khu vực tá tràng.

2. Chống chỉ định tương đối

  • Bệnh nhân mang thai hoặc nghi ngờ mang thai
  • Bệnh nhân có tiền sử dị ứng thuốc cản quang

Nhìn chung, chụp đường mật có thuốc cản quang qua ống kehr là kỹ thuật an toàn, rất hiếm khi xảy ra các biến chứng. Tuy nhiên ở một số người, việc tiêm thuốc cản quang có thể gây ra tác dụng phụ như:

  • Một cảm giác ấm toàn thân hoặc đỏ bừng
  • Một vị kim loại trong miệng
  • Buồn nôn
  • Ngứa
  • Phát ban

Trong thời gian chụp X-quang, người bệnh sẽ tiếp xúc với phóng xạ liều thấp. Lượng phóng xạ này rất nhỏ nên nguy cơ gây ra tổn thương tế bào trong cơ thể là rất thấp.

3. Quy trình chụp

3.1. Vật tư sử dụng trong quá trinh chụp x quang đường mật

  • Thuốc đối quang i-ốt tan trong nước
  • Nước muối sinh lí hoặc nước cất
  • Sử dụng bơm kim tiêm loại 20mL, 18-20G
  • Găng tay, mũ, khẩu trang, khay quả đậu, kẹp.
  • Bông cồn và i-ốt sát khuẩn
  • Hộp dụng cụ chống sốc phòng trường hợp tai biến khi sử dụng chất đối quang.
    3.2. Trước khi chụp:
  • Bệnh nhân nhịn ăn, dùng thuốc nhuận tràng từ 6-8 tiếng
  • Kiểm tra huyết áp, mạch và nhiệt độ cơ thể
  • Chuẩn bị thuốc dự phòng đối với bệnh nhân có yếu tố nguy cơ
  • Động viên, giải thích cho bệnh nhân để bệnh nhân yên tâm hợp tác, tránh lo âu, căng thẳng
  • Bệnh cởi bỏ quần áo và thay áo choàng bệnh viện; tháo đồ trang sức, bất kỳ vật dụng có kim loại nào do có thể che khuất hình ảnh X quang.
    3.3. Trong quá trình chụp

Hướng dẫn người bệnh nằm ngửa trên bàn chụp X quang, hai tay để cao lên đầu, chân duỗi thẳng, treo túi dịch dẫn lưu sát thành bàn. Sau khi, người bệnh đã nằm thoải mái trên bàn, bác sĩ sẽ bắt đầu tiến hành các bước như sau:

– Bắt đầu tiêm thuốc cản quang qua ống kehr: Tiến hành bơm từ từ 20ml dung dịch thuốc đối quang Iod vào ống Kehr qua vị trí sát khuẩn.

– Tiến hành chụp X quang: Điều chỉnh tư thế người bệnh nằm nghiêng trái để thuốc đối quang dễ vào đường mật gan trái, sau đó nằm ngửa để chụp.Bác sĩ theo dõi trên màn tăng sáng khi mà thuốc lấp đầy toàn bộ đường mật thì yêu cầu người bệnh nín thở. Lúc này tiến hành chụp và chẩn đoán sơ bộ nhằm chọn các tư thế cần thiết để bộc lộ những tổn thương trong đường mật.

Tóm lại, chụp đường mật qua Kehr là một kỹ thuật đơn giản để đánh giá sự lưu thông đường mật sau mổ, vì vậy, khi cần thực hiện để đánh giá cũng như quyết định tiếp tục lưu Kehr hay không cần thực hiện ngay để bác sĩ điều trị quyết định sớm.

👉Để đặt lịch khám và tìm hiểu thông tin, xin vui lòng liên hệ

🏥 Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An.

🛤Km5, xã Nghi Phú, Vinh, Nghệ An.

☎️Số điện thoại đặt lịch khám: 19008082 hoặc 0886.234.222

⌚️Thời gian đặt hẹn: 7h – 16h thứ 2 đến thứ 6

🖥Website: https://bvnghean.vn.

Fanpage: https://www.facebook.com/bvhndknghean/