Điện thoại CSKH: 19008082 - 0886.234.222
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
Thời gian làm việc: Khám bệnh: 7h-16h (Thứ 2-Thứ 6), 7h-12h (Sáng thứ 7), trừ nghỉ lễ ----- Tiếp nhận cấp cứu và điều trị nội trú 24/7, kể cả nghỉ lễ
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An > Y học thường thức > Dự phòng loét bàn chân đái tháo đường

Dự phòng loét bàn chân đái tháo đường

 Năm 2023 thế giới có 529 triệu (hơn nửa tỷ) người mắc đái tháo đường (ĐTĐ), con số này được dự đoán sẽ tăng lên 1,3 tỷ vào năm 2050, có rất nhiều người trẻ hiện tại sẽ trở thành bệnh nhân ĐTĐ trong tương lai.

I. Nguyên nhân gây loét bàn chân đái tháo đường

Loét bàn chân trên bệnh nhân ĐTĐ là biến chứng thường gặp, là hậu quả của bệnh động mạch chi dưới và biến chứng thần kinh ngoại biên, cụ thể:

+ Tổn thương vi mạch và mạch máu lớn, khi có tổn thương vi mạch, cần áp lực tưới máu cao hơn để duy trì sự sống của mô.

+ Bệnh nhân mắc ĐTĐ 10 năm, tỉ lệ suy động mạch là 15%, mắc ĐTĐ 20 năm, tỉ lệ suy động mạch là 45%.

+ Bệnh lí thần kinh tự động: gây loạn dưỡng da, đặc biệt là vùng ngoại vi, kết hợp bệnh mạch máu, dễ dẫn đến loét hoại tử, trong một nghiên cứu ở người Senegle, 72% bệnh nhân ĐTĐ bị biến chứng thần kinh ngoại biên.

Một số hình ảnh tổn thương bàn chân ĐTĐ ở khoa Nội tiết – Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An

                  

                           Dấu hiệu sớm: Loạn dưỡng da   

                                   Hoại tử ngón (đỏ tím, tái) ở bệnh nhân ĐTĐ

                                 Loét hoại tử bàn chân       

 

                              Sau cắt cụt

II. Dự phòng loét bàn chân đái tháo đường

Loét bàn chân ĐTĐ là hậu quả nghiêm trọng, lâu lành, điều trị tốn kém, kết cục có thể dẫn đến cắt cụt chi từ ngón chân đến cả chi dưới. Vì vậy, việc dự phòng, chẩn đoán và điều trị sớm biến chứng mạch máu, thần kinh ở bệnh nhân ĐTĐ là việc cấp thiết.

1.  Bệnh nhân ĐTĐ cần được khám định kì, tuân thủ điều trị.

2.  Sàng lọc, phát hiện sớm biến chứng thần kinh ngoại biên: khám bàn chân, khám cảm giác, đo dẫn truyền thần kinh.

3.  Sàng lọc sớm bệnh động mạch chi dưới: khám bàn chân, bắt mạch chi dưới, đo chỉ số ABI, siêu âm động mạch chi dưới.

4.  Chụp mạch chi dưới khi có chỉ định.

5. Can thiệp mạch chi dưới để tái thông dòng chảy: nong mạch, đặt stent (ống thông) động mạch, phẫu thuật bắc cầu nối động mạch với những bệnh nhân bị hẹp nặng, tắc động mạch chi dưới.

6. Chăm sóc tại chỗ vết loét bàn chân: chăm sóc tại chỗ bằng cắt lọc thường xuyên và lặp lại loại bỏ màng sinh học, sử dụng các loại gạc tiên tiến (gạc sợi đa thấm hút polyacrylate có phủ lớp lipido-colloid tẩm bạc), hút áp lực âm, giảm tải cho vết loét bàn chân ĐTĐ, điều trị nhiễm trùng bằng kháng sinh.

             

                                     Máy chụp CLVT 64 dãy            

 

                              Hình ảnh can thiệp mạch chi dưới

Các kĩ thuật chẩn đoán, điều trị loét bàn chân đái tháo đường đã thực hiện thường quy tại Bệnh viện Hữu Nghị đa khoa Nghệ An, với sự phối hợp của nhiều chuyên khoa: Nội tiết, Thần kinh, Chẩn đoán hình ảnh, Thăm dò chức năng, Tim mạch can thiệp, Phẫu thuật tim mạch, Chấn thương.

Khoa Nội tiết Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An là điểm đến tin cậy cho người bệnh đái tháo đường với sự chăm sóc chu đáo, tận tình, hiệu quả.

👉Để đặt lịch khám và tìm hiểu thông tin, xin vui lòng liên hệ

🏥 Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An.

🛤Km5, xã Nghi Phú, Vinh, Nghệ An.

☎️Số điện thoại đặt lịch khám: 19008082 hoặc 0886.234.222

⌚️Thời gian đặt hẹn: 7h – 16h thứ 2 đến thứ 6

🖥Website: https://bvnghean.vn.

Fanpage: https://www.facebook.com/bvhndknghean/