Tiến sĩ, Bác sĩ: Lê Nhật Huy
Dị nguyên đường hô hấp: thường là bụi nhà, phấn hoa, nấm mốc, lông động vật, khói thuốc lá, các con bọ sống trong chăn nệm,… Cũng có thể là những chất trong công nghiệp như: bụi kim loại, khói xăng dầu, hơi sơn,…
Dị nguyên thực phẩm: các loại hải sản (tôm, cua, cá, sò,… ), trứng, thịt gà, lạc.
Thuốc: Một số loại thuốc cũng có thể là yếu tố khởi phát cơn hen, như aspirin, penicillin,…
Tác nhân nhiễm khuẩn: Các bệnh lý nhiễm khuẩn đường hô hấp trên như: viêm mũi, viêm xoang, viêm họng, viêm amiđan,… là một trong những nguyên nhân gây ra cơn hen ở bệnh nhân có cơ địa dị ứng.
Tác nhân thường không đặc hiệu: tình trạng lo âu, căng thẳng, sang chấn tâm lý,…
Bốn dấu hiệu thường gặp:
+ Ho khan, kết thúc ho có khạc đờm trắng, dính
+ Khò khè
+ Khó thở (thở ngắn, khó thở ra)
+ Nặng ngực
Với bốn đặc điểm của hen:
+ Tái đi, tái lại nhiều lần
+ Thường xẩy ra về đêm và sáng
+ Liên quan đến thay đổi thời tiết
+ Bệnh xuất hiện hoặc tăng lên khi tiếp xúc với yếu tố khởi phát
Bệnh nhân có thể băn khoăn liệu hen phế quản có thể lây cho gia đình và những người xung quanh? Tuy nhiên, hen phế quản không phải là một bệnh truyền nhiễm, không do virus hay vi khuẩn gây ra, nên nó không lây truyền từ người này sang người khác. Các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân không làm lây lan bệnh hen phế quản.
Hạn chế tiếp xúc với các tác nhân dị ứng như bụi nhà, lông động vật, phấn hoa,…. Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ.
Bệnh nhân dị ứng với loại thực phẩm nào thì cần tránh ăn uống loại thực phẩm đó.
Phòng tránh nhiễm khuẩn đường hô hấp.
Tránh lo âu, căng thẳng quá mức.
Mục tiêu:
+ Kiểm soát tốt triệu chứng hen và duy trì khả năng hoạt động bình thường
+ Giảm thiểu nguy cơ trong tương lai gồm tử vong do hen, đợt cấp, giới hạn luồng khí dai dẳng và tác dụng phụ của thuốc.
Bệnh hen phế quản khó có thể khỏi hoàn toàn; tuy nhiên, nếu bệnh nhân tuân thủ điều trị thì hen có thể được kiểm soát. Việc phối hợp giữa biện pháp dùng thuốc và không dùng thuốc là cần thiết để có thể ngăn chặn được những cơn hen phế quản cấp.
Thuốc điều trị:
+ Thuốc kiểm soát hen phế quản dài hạn: Coticosteroid dạng hít, thuốc kích thích beta tác dụng kéo dài, thuốc đường hít kết hợp, Leukotrien, Theophylin,… Đây là biện pháp chính trong điều trị hen phế quản, giúp kiểm soát hen hàng ngày và hạn chế xuất hiện cơn hen cấp.
+ Thuốc cắt cơn tác dụng nhanh: có thể sử dụng thuốc kích thích beta tác dụng ngắn, Coticosteroid đường uống/tiêm tĩnh mạch hoặc Ipratropium,… để cải thiện các triệu chứng của cơn hen phế quản cấp ngay lập tức.
+ Điều trị dị ứng có thể được đặt ra ở bệnh nhân hen phế quản dị ứng.
Sự lựa chọn phương pháp điều trị cụ thể tùy thuộc vào tuổi, triệu chứng, yếu tố khởi phát và các yếu tố kiểm soát bệnh. Bệnh nhân cần được theo dõi và tái khám, để bác sĩ có thể đánh giá mức độ kiểm soát hen trên bệnh nhân, từ đó có những điều chỉnh phù hợp về kế hoạch điều trị trong thời gian tiếp theo.
Tóm lại, hen phế quản là một bệnh viêm đường hô hấp mạn tính, được khởi phát bởi các yếu tố kích thích (thường là tác nhân dị ứng). Hen phế quản không lây lan từ người này sang người khác. Bệnh liên quan đến cơ địa của bệnh nhân cũng như có tính chất di truyền. Việc kiểm soát hen tốt sẽ giúp bệnh nhân giảm cơn hen phế quản cũng như nâng cao chất lượng cuộc sống.
Để đặt lịch khám và tìm hiều thông tin, xin vui lòng liên hệ: Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An. Km5, xã Nghi Phú, Vinh, Nghệ An.
Số điện thoại đặt lịch khám: 19008082 (Thời gian đặt hẹn: 7h – 19h Thứ 2 đến thứ 6 cho tất cả các bệnh nhân và 7h -12h thứ 7 hàng tuần cho bệnh nhân khám viện phí và yêu cầu).
Website: https://bvnghean.vn.
Truyền thông và ứng dụng chuyển đổi số Y tế tại bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An – Hưởng ứng ngày chuyển đổi số quốc gia năm 2024
Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An tiếp tục thực hiện thành công lấy, ghép tạng từ người cho chết não
Phẫu thuật nội soi cắt khối tá tụy tại Bệnh Viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An
Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An phẫu thuật thành công cấy điện cực ốc tai cho hai bệnh nhân nhi
Copyright © 2024 BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ ĐA KHOA NGHỆ AN