Điện thoại CSKH: 19008082 - 0886.234.222
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
Thời gian làm việc: Khám bệnh: 7h-16h (Thứ 2-Thứ 6), 7h-12h (Sáng thứ 7), trừ nghỉ lễ ----- Tiếp nhận cấp cứu và điều trị nội trú 24/7, kể cả nghỉ lễ
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An > Đào tạo liên tục > Hiểu đúng về nuốt nghẹn

Hiểu đúng về nuốt nghẹn

Nuốt nghẹn không phải là bệnh lý nhưng được xem là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nguy hiểm về đường tiêu hóa. Nếu triệu chứng này đột ngột xuất hiện, hoặc xuất hiện lặp đi lặp lại nhiều lần, có xu hướng tăng dần, người bệnh nên nhanh chóng đến gặp bác sỹ để được thăm khám cẩn thận, phát hiện và có biện pháp can thiệp kịp thời.

 

            Thực quản là ống dẫn thức ăn từ miệng họng xuống dạ dày, nuốt nghẹn là triệu chứng cảnh báo bệnh lý của Thực quản

   I. ĐỊNH NGHĨA

Nuốt nghẹn (khó nuốt) là tình trạng người bệnh mất nhiều thời gian, nỗ lực nhiều để đẩy thức ăn hay nước từ miệng xuống tới dạ dày. Tình trạng này có thể gây đau đớn, thậm chí, một số người bệnh không thể nuốt được.

Một cách nói dễ hiểu hơn, thì nuốt nghẹn là tình trạng mắc thức ăn khi nuốt, bắt buộc chúng ta phải sử dụng thêm ngoại lực tác động thì thức ăn mới xuống được. Trong trường hợp nặng hơn, thức ăn không thể xuống được dạ dày và bị đẩy ngược lại thông qua động tác nôn.

    II. MỘT SỐ NHẦM LẪN KHI NGƯỜI BỆNH PHÀN NÀN NUỐT NGHẸN

  1. Nhầm lẫn nuốt nghẹn với nuốt vướng

Rất nhiều người bệnh nhầm lẫn về tình trạng nuốt cảm giác vướng ở họng thành nuốt nghẹn. Nếu là nuốt vướng, thường người bệnh chỉ cảm giác vướng họng khi nuốt, không hề mắc thức ăn lại khi ăn, nói cách khác người bệnh không cần sử dụng ngoại lực để khối thức ăn xuống và không xuất hiện nôn thức ăn. Thậm chí, nuốt vướng chỉ xảy ra khi người bệnh nuốt nước bọt, còn quá trình ăn thức ăn và uống nước hoàn toàn không cảm giác vướng víu khó chịu

  1. Nhầm lẫn nuốt nghẹn với thức ăn đặc và thức ăn lỏng

Đây là nhầm lẫn mấu chốt gây ra nhầm lẫn trong định hướng chẩn đoán và điều trị của bác sỹ

Hầu hết người bệnh đều cảm thấy ăn thức ăn bị nghẹn, sau đó uống ngụm chất lỏng sẽ trôi, nên đều cho là nuốt nghẹn. Nhưng thực chất, cái nào mắc lại sẽ được nôn ra ngoài, nói cách khác, nếu bạn nôn chất lỏng hoặc chủ yếu lỏng thì đó là nghẹn lỏng. Và ngược lại, nếu bạn nôn thức ăn đặc hoặc thức ăn có ít chất lỏng thì đó là nghẹn thức ăn đặc.

  1. Nuốt nghẹn chỉ cần nội soi thực quản là tìm ra bệnh

Đây là nhầm lẫn không chỉ của người bệnh, mà còn cả của cả một số Bác sỹ. Về cơ bản, nội soi thực quản phát hiện được hầu hết các nguyên nhân tắc hẹp gây nghẹn thức ăn đặc. Ngược lại, nó chỉ phát hiện được khoảng 30-35% các nguyên nhân gây ra nghẹn với chất lỏng

  1. Khi bị nghẹn, thường ăn thức ăn lỏng thay thế thức ăn đặc

Điều này đúng, nếu bạn nghẹn với thức ăn đặc. Nhưng nếu là nghẹn với chất lỏng, thức ăn lỏng thì tình trạng bệnh có thể tăng nặng hơn nếu chuyển từ thức ăn đặc qua thức ăn lỏng

   III. NHỮNG NGUYÊN NHÂN GÂY RA NUỐT NGHẸN

  1. Nguyên nhân nghẹn lỏng ( nôn ra chất lỏng, hoặc chủ yếu chất lỏng)
    • Bệnh lý thực quản.
  • Bệnh mất giãn tâm vị ( achalasia hay co thắt tâm vị)
  • Co thắt thực quản lan tỏa
  • Bệnh xơ cứng bì.
    • Bệnh lý ngoài thực quản.

    –  Bệnh sa sút trí tuệ

    – Trầm cảm, tâm thần phân liệt

    – Đột quỵ não.

  1. Nguyên nhân nghẹn thức ăn đặc

    2.1. Do bệnh lý tại thực quản

    – Chít hẹp thực quản do loét mạn tính, trào ngược dạ dày thực quản mạn tính

    – U thực quản, ung thư thực quản

    –  Viêm thực quản tăng bạch cầu ái toan

   –  Dị vật thực quản

    2.2. Bệnh lý ngoài thực quản

   Có nhiều bệnh lý ngoài thực quản gây nuốt nghẹn như bướu cổ, tuyến giáp, khối u/ hạch di căn vùng trung thất, khối u phế quản/ phổi, các bệnh lý về tim mạch như dày thất, suy tim, tim to, phình mạch,…

   2.3. Do thói quen ăn uống

   Nuốt nghẹn cũng có thể xảy ra nếu như bạn ăn nhanh nuốt vội, trò chuyện, cười đùa, căng thẳng, bực tức,… trong khi ăn hoặc ăn những loại thức ăn đặc, dẻo, dai và dễ dính. Lúc này, phản xạ co bóp của thực quản bị rối loạn nên thức ăn tạm thời “đứng im” tại một chỗ, khiến bạn cảm thấy nghẹn ở cổ họng, đau tức ngực, khó thở,…

   IV. BẠN CẦN LÀM GÌ KHI BỊ NUỐT NGHẸN

  1. Bạn cần xác định mình nghẹn đặc hay nghẹn lỏng: Đây là mấu chốt giúp bác sỹ có thể định hướng để tìm nguyên nhân cho vấn đề nuốt nghẹn
  2. Bạn cần xác định khoảng thời gian mắc nuốt nghẹn: Bắt đầu từ bao lâu cho tới khi tới gặp bác sỹ của bạn.
  3. Nghẹn đột ngột hay nghẹn từ từ tăng dần: Nếu nghẹn đột ngột thường là do nguyên nhân dị vật, thì nghẹn từ từ tăng dần thường do nguyên nhân khối u, sẹo hẹp hay từ ngoài đè vào gây hẹp thực quản
  4. Thời gian xuất hiện nôn so với bữa ăn: Nếu bạn nôn ngay trong bữa ăn thì nhóm nguyên nhân chủ yếu là nhóm gây ra nghẹn với thức ăn đặc. Nếu nôn xa bữa ăn, đặc biệt là về đêm thì nhóm nguyên nhân gây ra nó thường là nhóm gây nghẹn chất lỏng
  5. Khám bác sỹ nếu xuất hiện nuốt nghẹn