Tác giả: Mary H. Samuels – Dịch: Bs Lê Đình Sáng
Cortisol và các glucocorticoid khác có nhiều tác dụng như các chất điều tiết sinh lý. Chúng làm tăng sản xuất glucose và sự phân hủy protein, ức chế sự tổng hợp protein, kích thích phân giải tế bào mỡ và ảnh hưởng đến đáp ứng miễn dịch và viêm. Glucocorticoids rất quan trọng để duy trì huyết áp và tạo thành một phần thiết yếu trong phản ứng của cơ thể đối với stress.
Sản xuất cortisol ở tuyến thượng thận được kích thích bởi hormon ACTH tuyến yên. Sản xuất ACTH được kích thích bởi các hormone giải phóng Corticotropin (CRH) ở vùng dưới đồi và vasopressin (hormone chống bài niệu [ADH]). Cortisol cung cấp phản hồi ngược lại tuyến yên và vùng dưới đồi để làm giảm mức ACTH và CRH. Dưới điều kiện không stress, cortisol được tiết ra theo nhịp sinh học, với mức độ cao hơn vào đầu buổi sáng và thấp hơn vào cuối buổi tối. Trong điều kiện stress, sự tiết CRH, ACTH và cortisol tăng lên, và sự biến đổi theo nhịp sinh học trở nên mờ nhạt. Do sự biến đổi rộng của cortisol trong vòng 24 giờ và sự tăng thích hợp trong điều kiện stress nên rất khó để phân biệt sự tiết cortisol bình thường và bất thường. Vì lý do này, việc đánh giá bệnh nhân nghi ngờ bệnh Cushing thường phức tạp và gây nhầm lẫn.
Nồng độ cortisol cao kéo dài và không thích hợp dẫn đến hội chứng Cushing, đặc trưng bởi: + Béo phì, đặc biệt là béo phì trung tâm, bướu trâu tức u mỡ ở gáy, mỡ dày ở ngực, bụng, nhưng không nhiều ở mông và chân tay, mặt tròn như mặt trăng. + Da mỏng, dễ bầm tím, rạn da ở bụng dưới, bẹn, đùi. + Yếu cơ, đặc biệt là yếu gốc chi và teo cơ. + Tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, suy tim sung huyết, và phù + Rối loạn chức năng sinh dục và rối loạn kinh nguyệt + Rối loạn tâm lý (ví dụ trầm cảm, khí sắc dao động, dễ kích thích, rối loạn giấc ngủ) + Loãng xương và gãy xương + Tăng tỷ lệ nhiễm trùng và chậm lành vết thương
Một số biểu hiện của hội chứng Cushing là phổ biến nhưng không đặc hiệu, trong khi một số khác tuy ít gặp hơn nhưng lại tương đối đặc hiệu. Hai nhóm dấu hiệu lâm sàng này được liệt kê trong bảng 1.
Cortisol cao quá mức là ít xảy ra ở trường hợp này. Mặc dù các dấu hiệu được liệt kê là phù hợp với sự tăng quá mức của glucocorticoid, chúng không đặc hiệu, phần lớn bệnh nhân có những dấu hiệu như thế không bị hội chứng Cushing (Xem bảng 1). Hội chứng Cushing thực thụ ít gặp, tỷ lệ mới mắc chỉ từ 2-3 trường hợp trên mỗi triệu dân/năm, mặc dù nó có thể cao hơn ở những bệnh nhân tăng huyết áp, đái tháo đường, loãng xương, hoặc u thượng thận ngẫu nhiên.
BẢNG 1. CÁC TRIỆU CHỨNG VÀ DẤU HIỆU CỦA HC CUSHING
Đặc hiệu hơn nhưng ít gặp:
Da mỏng, dễ bầm tím (ở BN trẻ tuổi) Rậm lông ở mặt Rạn da bụng Yếu gốc chi Hạ Kali máu Loãng xương (Ở BN trẻ tuổi)
Hay gặp hơn nhưng ít đặc hiệu:
Tăng huyết áp Béo phì/Thừa cân Rối loạn dung nạp Glucose hoặc đái tháo đường Trầm cảm, dễ cáu gắt Phù ngoại vi Mụn, rậm lông Giảm dục năng, rối loạn kinh nguyệt
Chứng rậm lông là dấu hiệu thường gặp, không đặc hiệu ở nhiều bệnh nhân nữ. Tuy nhiên, nó cũng phù hợp với hội chứng Cushing. Nếu nó là do hội chứng Cushing, chứng rậm lông gây ra do sự tăng quá mức Androgen thượng thận dưới sự kích thích của ACTH. Do đó chứng rậm lông ở một bệnh nhân mắc hội chứng Cushing là một đầu mối cho thấy sự sản xuất quá mức của ACTH. (Một điều kiện duy nhất khác có liên quan đến sự sản xuất quá mức của các glucocorticoids và androgens là u tuyến thượng thận, trong đó thường biểu hiện rõ).
Sự tăng lắng đọng sắc tố là dấu hiệu của việc tăng sản sinh ACTH và các peptide liên quan bởi tuyến yên. Nó không phổ biến (nhưng có thể gặp) trong hội chứng Cushing do các khối u tuyến yên lành tính, bởi vì nồng độ ACTH thường không tăng cao đủ để gây tăng sắc tố. Nó phổ biến hơn trong hội chứng ACTH lạc chỗ, vì các khối u lạc chỗ sản sinh ra nhiều hơn ACTH và các peptide khác. Sự kết hợp của hội chứng Cushing và tăng sắc tố có thể là một tiên lượng xấu.
Các bệnh nhân được điều trị hội chứng Cushing không phù hợp có tỷ lệ tử vong tăng rõ rệt (gấp 4-5 lần so với tỷ lệ thông thường), thường do bệnh lý tim mạch hoặc nhiễm trùng. Tăng huyết áp, giảm dung nạp Glucose, rối loạn lipid máu, và béo bụng đều góp phần vào việc làm tăng nguy cơ tử vong do tim mạch. Tỷ lệ tử vong tăng lên này có thể được bình thường hóa nếu được điều trị phù hợp.
Hội chứng Cushing là một tên gọi không đặc hiệu cho bất cứ sự tăng quá mức của các glucocorticoids. Có bốn nhóm nguyên nhân chính, danh sách chi tiết hơn được liệt kê trong bảng 2. + Hội chứng Cushing ngoại sinh (do lạm dụng các thuốc và chế phẩm có chứa glucocorticoids) (Không phụ thuộc ACTH). + Hội chứng Cushing do u tuyến yên tăng tiết ACTH (phụ thuộc ACTH) + Sản xuất ACTH lạc chỗ ( phụ thuộc ACTH) + Do các khối u thượng thận ( không phụ thuộc ACTH)
Nhìn chung, hội chứng Cushing ngoại sinh là phổ biến nhất. Chẩn đoán lâm sàng thường rõ ràng, vì bác sĩ nắm được tiền sử sử dụng glucocorticoid của bệnh nhân. Trong số các nguyên nhân nội sinh của hội chứng Cushing, bệnh Cushing tuyến yên chiếm khoảng 70% số trường hợp. Tiết ACTH lạc chỗ và các khối u thượng thận gây ra khoảng 15% các trường hợp cho mỗi loại (xem Bảng 2).
BẢNG 2. CÁC NGUYÊN NHÂN CỦA HỘI CHỨNG CUSHING VÀ TẦN SUẤT CỦA CHÚNG
Phụ thuộc ACTH (80%) -Tuyến yên (85%): + U tế bào tuyến loại hướng vỏ thượng thận + Tăng sản tuyến yên loại hướng vỏ thượng thận (hiếm gặp) – Hội chứng ACTH lạc chỗ (15%): + Ung thư phổi tế bào nhỏ (50%) + U phôi (35%) + U biểu mô phế quản nguyên phát + U biểu mô tuyến ức + U biểu mô tuyến giáp + U tế bào ưa crom tiểu đảo tụy – Các loại u khác (10%) – CRH lạc chỗ (1%) Không phụ thuộc ACTH (20%) U thượng thận: U biểu mô lành tính thượng thận (50%) Ung thư tuyến thượng thận (50%) Glucocorticoids ngoại sinh: do điều trị (phổ biến). Hội chứng giả Cushing (hiếm gặp) ACTH, adrenocorticotropin; CRH, corticotropin-releasing hormone.
Trong số các bệnh nhân mắc bệnh Cushing (u tuyến yên), 80% là nữ giới, trong khi hội chứng ACTH lạc chỗ gặp nhiều hơn ở nam giới. Do đó, ở một bệnh nhân nam bị hội chứng Cushing, nguy cơ bị khối u ngoài tuyến yên là cao hơn. Độ tuổi mắc bệnh Cushing thường gặp nhất là từ 20 đến 40, trong khi hội chứng ACTH lạc chỗ gặp nhiều nhất ở độ tuổi từ 40 đến 60. Do vậy, nguy cơ của u ngoài tuyến yên ở một bệnh nhân lớn tuổi bị hội chứng Cushing tăng lên. Trẻ em bị hội chứng Cushing có tỷ lệ các khối u ác tính thượng thận cao hơn.
Có ba loại test cho độ đặc hiệu và độ nhạy tương tự được sử dụng rộng rãi cho hội chứng Cushing, mỗi loại test có thể được sử dụng để đánh giá ban đầu một bệnh nhân nghi ngờ có hội chứng Cushing (Hình 23-1), bao gồm: + Test ức chế dexamethasone liều thấp. Bệnh nhân được uống 1mg Dexamethasone lúc 23h đêm, và được đo nồng độ Cortisol lúc 8h sáng ngày hôm sau. Ở người bình thường không bị stress, Dexamethasone (một glucocorticoid mạnh không phản ứng chéo với khảo sát Cortisol) ức chế sự sản xuất CRH, ACTH và Cortisol. Ngược lại, những bệnh nhân bị hội chứng Cushing ngoại sinh sẽ không ức chế sự sản xuất Cortisol (Cortisol máu duy trì ở mức > 1.8 microgram/dL) khi uống 1mg dexamethasone. + Đo nồng độ Cortisol trong các mẫu nước bọt được thu thập vào 2 buổi tối khác nhau giữa 23h và nửa đêm. Nồng độ Cortisol nước bọt thấp ở các bệnh nhân không bị stress vào đêm muộn nhưng cao ở những bệnh nhân hội chứng Cushing bởi vì mất nhịp ngày đêm bình thường của sự sản xuất Cortisol. + Nồng độ cortisol tự do trong nước tiểu (UFC), được đo bằng mẫu nước tiểu 24 giờ. UFC tăng ở hầu hết các bệnh nhân hội chứng cushing, nhưng chỉ khi tăng quá 4 lần so với ngưỡng bình thường mới có giá trị chẩn đoán hội chứng Cushing, vì mức tăng nhẹ hơn có thể gặp trong stress hoặc các bệnh lý khác.
Chắc là không. Các bệnh cấp tính hoặc mãn tính, trầm cảm, và lạm dụng rượu kích hoạt trục dưới đồi – tuyến yên – thượng thận do stress và làm cho bệnh nhân có khả năng chống lại sự ức chế dexamethasone. Trên thực tế, vì hội chứng Cushing rất hiếm, nồng độ cortisol không bị ức chế sau dexamethasone có nhiều khả năng là kết quả dương tính giả hơn là thực sự cho thấy sự có mặt của hội chứng Cushing. Những hạn chế tương tự cũng tồn tại đối với hai nghiệm pháp sàng lọc khác. Đánh giá sâu hơn được thực hiện tốt nhất bởi một nhà nội tiết học và có thể bao gồm việc thực hiện các xét nghiệm sàng lọc thay thế để xem kết quả của chúng có phù hợp không, cũng như các xét nghiệm sinh hóa bổ sung (xem Hình 23-1).
Sau khi đã chẩn đoán sinh hóa hội chứng Cushing, bước tiếp theo là xác định bệnh phụ thuộc hay không phụ thuộc ACTH. Sự phân biệt này được thực hiện bằng cách đo nồng độ ACTH huyết tương. Nên lặp lại xét nghiệm này nhiều lần bởi vì sự tiết ACTH thường dao động.
Một giá trị ACTH bình thường hoặc tăng nhẹ là kết quả thường thấy trong u tuyến yên tiết ra ACTH. Mức độ tăng ACTH rõ rệt hơn gợi ý sự tiết lạc chỗ ACTH, mặc dù các khối u carcinoid nhỏ cũng có giá trị ACTH bình thường hoặc tăng nhẹ. Nồng độ ACTH bị ức chế (< 10 pg/mL), ngược lại, gợi ý một khối u thượng thận. Nếu nồng độ ACTH không xác định được, việc đo ACTH trong một nghiệm pháp kích thích CRH có thể giúp ích.
Vì vị trí thường gặp nhất của sự tiết quá mức ACTH là u tuyến yên, chụp x-quang tuyến yên nên là bước tiếp theo. Phương pháp tốt nhất là chụp MRI độ phân giải cao của tuyến yên.
Không cần nóng vội. Ít nhất một nửa các kết quả chụp MRI tuyến yên là âm tính ở các trường hợp được chứng minh là hội chứng Cushing phụ thuộc tuyến yên, bởi vì phần lớn các U tế bào tuyến loại hướng vỏ thượng thận (corticotroph adenomas) có kích thước rất nhỏ và có thể không nhìn thấy được trên MRI.
Một lần nữa, không cần nóng vội. Dấu hiệu này là không đặc hiệu và xảy ra tới 10% ở người khỏe mạnh. Nó có thể hoặc không liên quan đến hội chứng Cushing. Có thể là bệnh nhân có một khối u tuyến yên, nhưng phát hiện trên MRI không chứng minh được điều này. MRI chỉ chẩn đoán được nếu nó cho thấy một khối u kích thước lớn.
Một lựa chọn là tiến hành phẫu thuật tuyến yên trực tiếp vì bệnh nhân có MRI bất thường có 90% cơ hội có khối u tuyến yên tiết ra ACTH. Để đạt được độ chắc chắn cao hơn, người ta phải thực hiện việc lấy mẫu xoang đá dưới đồng thời hai bên (IPSS) để đánh giá nồng độ ACTH (được gọi là nồng độ ACTH trung tâm). Catheter được luồn từ các tĩnh mạch đùi vào các xoang tĩnh mạch đá dưới, trong đó dẫn lưu tuyến yên, và các mẫu máu sau đó được dùng để đo nồng độ ACTH. Nếu nồng độ ACTH trong xoang tĩnh mạch đá dưới cao hơn đáng kể so với các mẫu ngoại vi, tuyến yên là nguồn gốc gây ra quá sản ACTH. Nếu không có sự chênh lệch giữa nồng độ ACTH ở xoang đá và máu ngoại vi, bệnh nhân có thể có khối u carcinoid ở đâu đó. Độ chính xác của phép thử tăng lên nếu đáp ứng ACTH với tiêm CRH ngoại sinh. IPSS hai bên nên được thực hiện bởi các nhà X-quang có kinh nghiệm tại các trung tâm y tế lớn.
Bắt đầu tìm kiếm khối u carcinoid. Vì vị trí hay gặp nhất là phổi, nên chụp CT phổi độ phân giải cao để xác định. Nếu kết quả âm tính, CT ổ bụng nên được chỉ định vì khối u carcinoid có thể gặp ở tụy, ống tiêu hóa và các tuyến thượng thận.
(Ghi chú: Các khối u carcinoid là các u thần kinh-nội tiết phát triển chậm hiếm gặp có nguồn gốc từ các tế bào ruột ưa crom, và có u này thường được phát hiện ở niêm mạc của ruột và phế quản. Tần suất bị các khối u carcinoid hiện hành toàn bộ ở Hoa Kỳ được ước tính là từ 1 đến 2 trường hợp cho 100.000 người. Do có diễn tiến tự nhiên âm thầm, các u này thường chỉ được phát hiện sau khi xuất hiện hội chứng carcinoid, song bản thân hội chứng này, không xảy ra một cách điển hình tới khi u di căn tới phổi hoặc gan. Các khối u carcinoid chứa các hạt chế tiết thần kinh (neurosecretory) là nơi tổng hợp, cất giữ và giải phóng các chất như serotonin, histamin, prostaglandin, kallikrein, bradykinin, chất p, gastrin, corticotropin, và enolase đặc hiệu neuron (neuron-specific enolase). Nổi trội nhất trong số các chất nói trên là serotonin (5-hydroxytryptamin), mà thoái giáng chất này tạo nên 5-hydroxyindoleacetic acid (5-HIAA), rồi chất này được bài xuất vào nước tiểu. Khi được giải phóng vào hệ tuần hoàn, serotonin có thể gây ra các triệu chứng của hội chứng carcinoid như đỏ bừng (tím hoặc đỏ), tiêu chảy (ồ ạt và toàn nước), nhịp tim nhanh, tụt huyết áp, có thắt phế quản, giãn mao mạch, và bệnh tim hoặc suy tim phải.)
Phẫu thuật u tuyến yên qua xoang bướm (Transsphenoidal surgery (TSS)) nên được lên lịch bởi một nhà thần kinh ngoại khoa có kinh nghiệm, trong đó có khả năng thăm dò những khối u tuyến yên kích thước nhỏ. Nồng độ ACTH từ các xoang đá bên trái và bên phải đạt được trong quá trình lấy mẫu có thể giúp phẫu thuật viên thần kinh biết được bên nào của tuyến yên sẽ tìm thấy khối u, nhưng thông tin này không chính xác 100%.
Nếu Phẫu thuật u tuyến yên qua xoang bướm không giúp điều trị được bệnh Cushing, các liệu pháp thay thế phải được thử nghiệm vì bệnh nhân không được điều trị chứng cường Cortisol phù hợp có tỷ lệ bệnh suất và tử vong tăng lên. Trong số nhiều tùy chọn sau thất bại với phẫu thuật, không có liệu pháp nào là lý tưởng! Bệnh nhân có thể phải được mổ lại tuyến yên, điều trị xạ trị, nội khoa để phong tỏa sự chế tiết cortisol, phẫu thuật cắt tuyến thượng thận 2 bên, hoặc kết hợp các phương pháp trên. Điều trị nội khoa có thể bao gồm các thuốc ketoconazole, metyrapone, mitotane, hoặc etomidate, tất cả các loại thuốc này ức chế sự sản xuất cortisol ở tuyến thượng thận. Ngoài ra các loại thuốc tác động trung ương ức chế ACTH và mifepristone, trong đó phong bế tác dụng của các glucocorticoid ở các thụ cảm thể của chúng. coque iphone xr Những quyết định trị liệu này nên được thực hiện bởi một bác sĩ nội tiết nhiều kinh nghiệm.
Cắt bỏ tuyến thượng thận hai bên có thể được thực hiện an toàn thông qua phẫu thuật nội soi mà ít gây ra biến chứng với các phẫu thuật viên nhiều kinh nghiệm. Tuy nhiên, thủ thuật này dẫn bệnh nhân đến suy tuyến thượng thận suốt đời và phụ thuộc vào các glucocorticoids và mineralocorticoids ngoại sinh. Một bất lợi chủ yếu khác đó là sự phát triển hội chứng Nelson đến 30% ở các bệnh nhân sau phẫu thuật cắt bỏ tuyến thượng thận. Hội chứng Nelson là biểu hiện của U tế bào tuyến loại hướng vỏ thượng thận, đôi khi sau nhiều năm phẫu thuật cắt bỏ tuyến thượng thận.
Những bệnh nhân này thường có một u tuyến thượng thận hoặc ung thư biểu mô thượng thận, do đó nên chụp CT tuyến thượng thận để đánh giá. Kết quả chụp CT thường phát hiện khối u thượng thận, và phẫu thuật nên được lên kế hoạch. Nếu khối u rõ ràng là ung thư, phẫu thuật vẫn có thể giúp giảm thể tích khối u và cải thiện hậu quả chuyển hóa của sự tăng cortisol máu. Nếu có nhiều nốt tuyến thượng thận, bệnh nhân có thể bị một dạng hội chứng Cushing hiếm gặp và cần được đánh giá bởi một nhà nội tiết học. coque iphone Tuy nhiên, cần phải nói trước về sự phổ biến của u tuyến thượng thận lành tính ngẫu nhiên, không hoạt động trong dân số thông thường (lên đến 5%), và các kết quả CT có thể không mang tính chất kết luận.
Trục nội tiết này sẽ bị ức chế, và phát triển suy thượng thận trên lâm sàng, trừ khi bệnh nhân được cung cấp glucocorticoids liều giảm dần đều trong một thời gian sau phẫu thuật.
Kịch bản có khả năng xảy ra nhất là bệnh nhân tự ý hoặc vô tình sử dụng một loại thuốc glucocorticoid cho kết quả của sự thừa glucocorticoid nhưng không được đo bằng xét nghiệm cortisol. Bệnh nhân và thành viên trong gia đình nên được hỏi về khả năng tiếp cận tiềm năng các loại thuốc, và các xét nghiệm đặc biệt có thể đo được các glucocorticoid tổng hợp khác nhau.
Có. Đôi khi bệnh nhân trải qua phẫu thuật u tuyến yên qua xoang bướm vì được giả định có khối u tế bào tuyến loại hướng vỏ thượng thận hóa ra lại bị quá sản tuyến yên. Ít nhất một vài trong số các trường hợp này là thứ phát sau sự sản xuất CRH lạc chỗ từ một khối u carcinoid ở phổi, ổ bụng hoặc vị trí khác. Do đó nồng độ CRH huyết thanh nên được đo ở những bệnh nhân bị hội chứng Cushing và quá sản tuyến yên. Nếu nồng độ CRH tăng lên, cần tìm kiếm kỹ lưỡng các nguồn tiết CRH lạc chỗ tiềm năng.
TÓM TẮT: HỘI CHỨNG CUSHING
1. Các biểu hiện lâm sàng của hội chứng Cushing có thể tinh tế hoặc không đặc hiệu. 2. Phần lớn bệnh nhân nhìn qua thì tưởng hội chứng Cushing hóa ra lại không phải. 3. Các test sinh hóa sàng lọc hội chứng Cushing có thể gây nhầm lẫn, và việc lặp lại các nghiệm pháp hoặc làm thêm các xét nghiệm bổ sung thường là cần thiết. 4. Phần lớn bệnh nhân hội chứng Cushing đều có một khối u tuyến yên kích thước nhỏ sản xuất adrenocorticotropin (ACTH). 5. Bệnh nhân có các khối u tuyến yên gây ra hội chứng Cushing nên được phẫu thuật cắt tuyến yên bởi một bác sĩ ngoại khoa thần kinh có kinh nghiệm vì không có tùy chọn điều trị nào khác là lý tưởng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Boscaro M, Arnaldi G: Approach to the patient with possible Cushing syndrome, J Clin Endocrinol Metab 94:3121–3131, 2009.
Truyền thông và ứng dụng chuyển đổi số Y tế tại bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An – Hưởng ứng ngày chuyển đổi số quốc gia năm 2024
Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An tiếp tục thực hiện thành công lấy, ghép tạng từ người cho chết não
Phẫu thuật nội soi cắt khối tá tụy tại Bệnh Viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An
Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An phẫu thuật thành công cấy điện cực ốc tai cho hai bệnh nhân nhi
Copyright © 2024 BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ ĐA KHOA NGHỆ AN