Điện thoại CSKH: 19008082 - 0886.234.222
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
Thời gian làm việc: Khám bệnh: 7h-16h (Thứ 2-Thứ 6), 7h-12h (Sáng thứ 7), trừ nghỉ lễ ----- Tiếp nhận cấp cứu và điều trị nội trú 24/7, kể cả nghỉ lễ
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An > TIN TỨC > Tin y tế > Hội nghị trực tuyến triển khai công tác phòng chống dịch sởi

Hội nghị trực tuyến triển khai công tác phòng chống dịch sởi

Hội nghị trực tuyến triển khai công tác phòng chống dịch sởi

Chiều 22/4, tại thành phố Vinh, Sở Y tế Nghệ An tổ chức hội nghị trực tuyến tập huấn và triển khai công tác phòng chống dịch sởi trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

Tham dự hội nghị có đại diện lãnh đạo các ban ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Sở Y tế, các bệnh viện trong và ngoài công lập; ở 20 điểm cầu có đại diện các trung tâm y tế, phòng y tế 20 huyện thành thị.

Bác sỹ Bùi Đình Long, Giám đốc Sở Y tế yêu cầu các đơn vị y tế đẩy mạnh việc triển khai tiêm vắc xin phòng chống dịch sởi

Tính đến ngày 21/4, Nghệ An đã ghi nhận 234 ca mắc sởi tại 14/21 huyện, thành, thị; nhiều nhất là các bệnh nhân ở thành phố Vinh và các huyện phụ cận như Hưng Nguyên, Nam Đàn, Nghi Lộc. Bệnh nhân sởi tập trung điều trị chủ yếu tại Bệnh viện Sản Nhi với 204 ca, trong đó có 82 ca biến chứng viêm phổi, 11 bệnh nhân chuyển Bệnh viện Nhi Trung ương, đã có 3 bệnh nhân tử vong liên quan đến sởi (ở Quỳnh Lưu, Đô Lương và Nam Đàn). Trong ngày 21/4, toàn tỉnh còn có 80 ca bệnh sởi đang điều trị, trong đó: Tại Bệnh viện Sản Nhi là 58 ca, Bệnh viện Đa khoa thành phố Vinh 3 ca, Bệnh viện Tương Dương 1 ca, Bệnh viện Đa khoa Nghi Lộc 05 ca, Bệnh viện Đa khoa Tây Bắc 07 ca, Bệnh viện Đa khoa Yên Thành 2 ca, Bệnh viện đa khoa Hưng Nguyên 1 ca, 2 ở 2 trạm y tế của huyện Diễn Châu, Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa tỉnh 1 ca (bệnh nhân 24 tuổi, quê ở huyện Hưng Nguyên).

Phân bố bệnh nhân sởi theo độ tuổi là: 40% trẻ mắc sởi dưới 01 tuổi, 38% trẻ mắc sởi từ 1-6 tuổi, 22% trẻ trên 6 tuổi; Trường hợp ít tuổi nhất là 1 tháng tuổi và nhiều nhất là 28 tuổi. Phân bố theo đặc điểm tiêm chủng thì có khoảng 85% trẻ mắc sởi là chưa tiêm vắc xin phòng sởi…Nguyên nhân bùng phát dịch sởi, là: tỷ lệ tiêm chủng nói chung và tiêm vắc xin sởi nói riêng thời gian gần đây thấp do một số tai biến tiêm chủng tác động làm người dân ngại đưa trẻ đi tiêm chủng; Chu kỳ dịch tễ thường dịch sởi bùng phát 3 năm/lần; Trẻ mắc sởi thường chuyển vượt tuyến dẫn đến lây nhiễm chéo, nhiễm trùng cơ hội nên tỷ lệ tử vong cao.

Từ đầu năm đến nay, UBND tỉnh Nghệ An, ngành Y tế đã có nhiều nỗ lực trong việc tổ chức chỉ đạo các đơn vị chủ động giám sát, phát hiện sớm, cách ly điều trị và thực hiện các biện pháp phòng chống dịch sởi. Trong đó có kế hoạch của UBND tỉnh về việc tiêm vắc xin phòng chống dịch sởi và tiêm vét vắc xin sởi trên địa bàn Nghệ An. Theo kế hoạch này, ngành Y tế chỉ đạo các đơn vị thực hiện tiêm chủng cho 33.549 trẻ cần tiêm và phải hoàn thành trong tháng 4/2014. Đến ngày 21/4, có 5 huyện đã triển khai xong gồm thị xã Cửa Lò, huyện Hưng Nguyên, Nghi Lộc, Thanh Chương và Tương Dương, 14 huyện đang triển khai, riêng huyện Quỳnh Lưu bắt đầu triển khai từ ngày 25/4 và quyết tâm hoàn thành trước ngày 30/4.

Tại hội nghị trực tuyến, Trung tâm Y tế Dự phòng đã tiến hành truyền đạt cho các đơn vị y tế quy trình đảm bảo an toàn tiêm chủng; Bệnh viện Sản Nhi hướng dẫn cho các đơn vị y tế về chẩn đoán và điều trị bệnh sởi; Các điểm cầu tiến hành báo cáo và thảo luận những vấn đề liên quan đến công tác phòng chống sởi…Phát biểu kết luận hội nghị, bác sỹ Bùi Đình Long, Giám đốc Sở Y tế yêu cầu các đơn vị y tế đẩy mạnh việc triển khai tiêm vắc xin phòng chống dịch sởi và tiêm vét vắc xin sởi đảm bảo đạt mục tiêu đề ra (trên 95% số trẻ); Tăng cường công tác truyền thông để người dân nhận thức được các biện pháp phòng chống sởi trẻ, đưa trẻ đi tiêm phòng đầy đủ, không nên vội vàng đưa bệnh nhân lên điều trị ở các bệnh viện tuyến trên; Yêu cầu tất cả các cơ sở khám và điều trị trên địa bàn cần tổ chức khám cách ly, điều trị cách ly đối với những bệnh nhân nghi sởi để tránh lây nhiễm chéo; Tập huấn lại phác đồ điều trị bệnh sởi cho các cán bộ y tế, đặc biệt là chuyên khoa truyền nhiễm tại các bệnh viện trong và ngoài công lập; Các đơn vị cần thường xuyên cập nhật số liệu bệnh nhân sởi và số trẻ tiêm vắc xin sởi để kịp thời điều chỉnh, đề xuất những biện pháp phù hợp chống dịch.

Báo Nghệ An