Thực hiện Công điện số 790/CĐ-TTg ngày 03/6/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc phòng, chống dịch bệnh gây Hội chứng viêm đường hô hấp cấp vùng Trung Đông do vi rút corona (MERS-CoV); Công điện số 3274/CĐ-13YT ngày 20/5/2015 của Bộ Y tế về việc tăng cường công tác phòng chống lây nhiễm Hội chứng viêm đường hô hấp vùng Trung Đông do vi rút Corona (MERS-CoV); để chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, UBND tỉnh xây dựng Kế hoạch hành động phòng, chống dịch bệnh gây Hội chứng MERS-CoV trên địa bàn tinh Nghệ An với những nội dung sau:
I. TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH MERS-CoV TRÊN THỂ GIỚI VÀ VIỆT NAM
1. Trên thế giới
Hội chứng viêm đường hô hấp vùng Trung Đông là bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A do một chủng vi rút mới của họ vi rút corona gây nên (gọi tắt là MBRS-CoV). Trường hợp bệnh đầu tiên được ghi nhận vào tháng 4 năm 2012 tại Ả Rập Xê út. Theo thông báo của Tổ chức Y tế thế giới, đến ngày 07 tháng 6 năm 2015, đã có 1.209 trường hợp mắc, trong đó có 448 trường hợp tử vong lại 26 quốc gia: vùng Trung Đông: 9 quốc gia, Mỹ, châu Âu: 12 quốc gia, châu Á: 4 quốc gia gồm Hàn Quốc, Trung Quốc, Philippines, Malaysia, riêng tại Hàn Quốc đã có 64 trường hợp mắc, với 5 trường hợp tử vong.
2. Tại Việt Nam
Qua hệ thống báo cáo giám sát đến ngày 08/6/2015, nước ta chưa ghi nhận trường hợp mắc bệnh MRRS-CoV.
3. Nhận định, dự báo
Căn cứ vào tình hình và đặc điểm dịch tễ của bệnh, nguy cơ của dịch hiện nay có thể xâm nhập vào Việt Nam nói chung và tỉnh Nghệ An nói riêng. Dịch có khả năng bùng phát thành dịch lớn tại cộng đồng, nếu không chủ động triển khai các biện pháp phòng chống ngay từ bây giờ do:
– MERS-CoV lây từ người sang người qua tiếp xúc gần, đặc biệt là ghi nhận nhiều ca bệnh là cán bộ y tế trực tiếp chăm sóc bệnh nhân.
– Bệnh đã lây truyền từ một số nước vùng Trung Đông sang các quốc gia khác, các trường hợp mắc bệnh từ châu Á, châu Mỹ đều có tiền sử di du lịch tại các nước khu vực Trung Đông.
– Tỷ lệ mắc và tử vong đang tăng cao từng ngày tại Hàn Quốc.
– Nguy cơ bệnh có thể xâm nhập vào nước ta thông qua các khách du lịch, người lao động về từ các quốc gia vùng Trung Đông và Hàn Quốc hoặc hành khách nhập cảnh có thời gian ở, đi qua các quốc gia có dịch.
– Hiện chưa có vắc xin phòng bệnh, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, các biện pháp phòng bệnh hiện nay chủ yếu dựa vào vệ sinh cá nhân và ngăn ngừa lây truyền tại cộng đồng.
II. CĂN CỨ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH
– Công điện số 790/CĐ-TTg ngày 03/6/2015 cùa Thủ tướng Chính phủ về việc phòng, chống dịch bệnh gây Hội chứng viêm đường hô hấp cấp vùng Trung Đông do vi rút corona (MERS-CoV);
– Công điện số 3274/CĐ-BYT ngày 20/5/2015 cùa Bộ Y tế về việc tăng cường công tác phòng chống lây nhiễm Hội chứng viêm đường hô hấp vùng Trung Đông do vi rút Corona (MERS-CoV).
III. MỤC TIÊU
1. Mục liêu chung
Chuấn bị sẵn sàng các phương án để đáp ứng kịp thời các tình huống chống dịch; Phát hiện sớm trường hợp nhiễm MERS-CoV, xử lý kịp thời không để dịch lây lan, hạn chế đến mức thấp nhất tử vong.
2. Mục tiêu cụ thể (theo tình huống dịch bệnh)
2.1. Tình huống 1: Chưa ghi nhận ca bệnh tại Việt Nam
Triển khai giám sát phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh MERS-CoV đầu tiên xâm nhập vào Nghệ An hoặc xuất hiện tại cộng đồng để xử lý triệt để tránh lây lan ra cộng đồng. Chuẩn bị sẵn sàng về nguồn lực để giám sát phát hiện ca bệnh nghi ngờ.
2.2. Tình huống 2: Xuất hiện ca bệnh xác định xâm nhập vào Việt Nam, nhưng chưa có ca bệnh xâm nhập vào Nghệ An
Tăng cường giám sát phát hiện sớm ca bệnh tại tỉnh để xử lý triệt để tránh lây lan ra cộng đồng. Huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc để ngăn chặn dịch bệnh xâm nhập và lan rộng trên địa bàn tỉnh.
2.3. Tình huống 3: Dịch lan rộng ở Việt Nam và có ca bệnh xâm nhập vào tỉnh Nghệ An
Đáp ứng nhanh, khoanh vùng, xử lý kịp thời triệt để các ổ dịch nhằm hạn chế thấp nhất số tử vong và dịch lan rộng trong cộng đồng.
2.4. Tình huống 4: Dịch bùng phát ra cộng đồng
Giảm thiểu tác động của dịch đối với cuộc sống của nhân dân.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH
1. Tình huống 1: Chưa ghi nhận ca bệnh tại Việt Nam.
a) Sở Y tế:
– Tham mưu ƯBND tỉnh kiện toàn Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh ở người; ban hành các văn bản chỉ đạo triển khai các hoạt động tại các huyện, thành, thị.
– Tổ chức các đoàn kiểm tra, giám sát, hướng dẫn các địa phương, đơn vị sẵn sàng thu dung, điều trị, xử lý ổ dịch.
– Chỉ đạo các đơn vị trong ngành triển khai giám sát chặt chẽ tại cộng đồng và cơ sở y tế để phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh MERS- CoV.
– Tổ chức tập huấn về giám sát, chẩn đoán, điều trị và phòng chống bệnh MERS-CoV trong các cơ sở y tế.
– Chuẩn bị các phương tiện phòng hộ cá nhân cho cán bộ y tế và cho cả người nhà bệnh nhân.
– Thường xuyên đánh giá nguy cơ để đề xuất các biện pháp ứng phó phù hợp.
– Chỉ đạo các đơn vị y tế dự phòng: chuẩn bị sẵn sàng vật tư, hóa chất, trang thiết bị, phương tiện, kịp thời triển khai các biện pháp phòng, chống khi có dịch xảy ra; kiện toàn các đội chống dịch cơ động, sẵn sàng hỗ trợ các địa phương điều tra, xử lý ổ dịch.
– Chỉ đạo các cơ sở khám, chữa bệnh: chuẩn bị sẵn sàng cơ số thuốc, trang thiết bị y tế, trang bị phòng hộ cho cán bộ y tế, khu vực cách ly, giường bệnh; sẵn sàng tổ chức tốt việc thu dung, cách ly, điều trị bệnh nhân; kiện toàn các đội cấp cứu lưu động, sẵn sàng hỗ trợ địa phương cấp cứu, điều trị bệnh nhân khi có yêu cầu.
b) Các Sở, Ngành:
– Sở Giao thông Vận tải: Xây dựng kế hoạch phòng chống dịch MERS – CoV trong ngành Giao thông-Vận tài, có kế hoạch duy trì dịch vụ vận chuyển hành khách, hàng hoá, người bệnh trong trường hợp cấp cứu; cách ly các trường hợp phát bệnh trên phương tiện vận chuyển hành khách, có kế hoạch phòng bệnh cho hành khách, nhân viên khi có xuất hiện trường hợp bệnh nhân trên các phương tiện vận tải hành khách.
– Sở Giáo dục và Đào tạo: Xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch MERS-CoV của ngành, có phương án đóng cửa trường học khi cần thiết để hạn chế lây lan dịch bệnh; phối hợp với ngành Y tế để tuyên truyền phòng chống dịch bệnh trong học sinh, sinh viên và trong nhân dân.
– Lực lượng vũ trang (Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, Bộ chỉ huy Biên phòng tỉnh, Công an tỉnh):
Chỉ đạo Ban quân dân y, y tế của ngành lập kế hoạch phòng chống dịch bệnh cho lực lượng vũ trang, phương tiện, thuốc, trang thiết bị, giường bệnh tại các bệnh viện, trạm xá của ngành mình phụ trách để phòng chống dịch; phối hợp với y tế tăng cường các hoạt động kiểm dịch y tế biên giới, đặc biệt tại các cửa khẩu, sân bay Vinh và các vùng biên giới giáp với Lào.
– Các Sở, Ban, Ngành, các tổ chức đoản thể khác: Tùy theo chức năng nhiệm vụ được giao, phối hợp với Sở Y tế (cơ quan thường trực phòng chống dịch bệnh ở người) để xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch MERS-CoV của các đơn vị phù hợp với các giai đoạn của dịch, đảm bảo duy trì các hoạt động của ngành quản lý; phối hợp với ngành Y tế để làm tốt công tác tuyên truyền các biện pháp phòng chống dịch.
c) UBND các huyện, thị xã, thành phố Vinh:
Thành lập Ban chỉ đạo huyện; chỉ đạo các xã, phường, thị trấn thành lập Ban chỉ đạo xã; Xây dựng Kế hoạch hành động phòng, chống dịch bệnh gây Hội chứng MERS-CoV trên địa bàn và tổ chức triển khai thực hiện.
2. Tình huống 2: Xuất hiện các ca bệnh xâm nhập vào Việt Nam, nhưng chưa có ca bệnh xâm nhập vào Nghệ An
a) Sở Y tế:
– Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh thành lập các đoàn công tác của tỉnh thực hiện chỉ đạo, kiểm tra tại các địa phương, đơn vị.
– Tham mưu UBND tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo triển khai các hoạt dộng phòng, chống dịch.
– Chỉ đạo các đơn vị y tế tăng cường giám sát các trường hợp nghi ngờ mắc MERS-CoV có yếu tố dịch tễ liên quan; giám sát, theo dõi tình trạng sức khỏe của những người có tiếp xúc gần với người bệnh trong vòng 14 ngày kể từ khi tiếp xúc lần cuối; giám sát, lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm các trường hợp nghi ngờ mắc MERS-CoV tại các bệnh viện và cộng đồng để kịp thời xác định các ca bệnh đầu tiên.
– Chỉ đạo công tác thường trực phòng, chống dịch tại các đơn vị y tế; các đội chống dịch cơ động sẵn sàng hỗ trợ các địa phương khi có yêu cầu.
– Chỉ đạo các cơ sở khám chữa bệnh tổ chức thường trực cấp cứu, sẵn sàng thu dung, điều trị bệnh nhân; các đội cấp cứu lưu động sẵn sàng hỗ trợ địa phương cấp cứu, điều trị bệnh nhân khi có yêu cầu.
– Chỉ đạo các đơn vị y tế rà soát lại công tác chuẩn bị phòng, chống dịch, bổ sung những nội dung còn thiếu so với nhu cầu.
b) Các Sở, Ngành:
– Sở Giao thông Vận tải: Duy trì dịch vụ vận chuyển hành khách, hàng hoá một cách hợp lý, đảm bảo ngăn ngừa các trường hợp nhiễm bệnh từ các tỉnh khác xâm nhập vào Nghệ An; đảm bảo phòng bệnh cho hành khách, nhân viên khi có xuất hiện trường hợp bệnh nhân trên các phương tiện vận tải hành khách.
– Sở Giáo dục và Đào tạo: Chỉ đạo hệ thống y tế trường học phối hợp với các đơn vị y tế địa phương tăng cường công tác giám sát, phát hiện sớm các trường hợp nghi mắc bệnh; tiếp tục phối hợp với ngành Y tế để tuyên truyền phòng chống dịch bệnh trong học sinh, sinh viên và trong nhân dân.
– Lực lượng vũ trang (Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, Bộ chỉ huy Biên phòng tỉnh, Công an tỉnh):
Chỉ đạo Ban quân dân y, Y tế của ngành tăng cường công tác giám sát, phát hiện sớm các ca nghi mắc bệnh, các trường hợp tiếp xúc với người bệnh hoặc trở về từ vùng dịch trong lực lượng vũ trang; rà soát lại công tác chuẩn bị phương tiện, thuốc, trang thiết bị, giường bệnh tại các bệnh viện, trạm xá của ngành mình phụ trách để phòng chống dịch; tiếp tục phối hợp với y tế tăng cường các hoạt động kiểm dịch y tế biên giới, sân bay, cửa khẩu.
– Các Sở, Ban, Ngành, các tổ chức đoàn thể khác: Tùy theo chức năng nhiệm vụ được giao, phối hợp với Sở Y tế (cơ quan thường trực phòng chống dịch bệnh ở người) triển khai kế hoạch phòng, chống dịch MERS-CoV của các đơn vị phù hợp với giai đoạn của dịch, đảm bảo duy trì các hoạt động của ngành quản lý; tiếp tục phối hợp với ngành y tế để làm tốt công tác tuyên truyền các biện pháp phòng chống dịch.
c) UBND các huyện, thị xã, thành phố Vinh:
Chỉ đạo các Ban, Ngành, đoàn thể thuộc thẩm quyền phối hợp với các đơn vị y tế địa phương triển khai các hoạt động phòng, chống dịch tương ứng với giai đoạn 2 của dịch.
3. Tình huống 3: Dịch lan rộng ở Việt Nam và có ca bệnh xâm nhập vào tỉnh Nghệ An
a) Sở Y tế:
– Chỉ đạo các đơn vị y tế tổ chức khoanh vùng ổ dịch, triển khai các biện pháp khống chế, xử lý dịch, hạn chế đi lại khi cần thiết, áp dụng các biện pháp phòng bệnh rộng rãi, bắt buộc đối với toàn bộ người dân trong khu vực ổ dịch.
– Tổ chức các đoàn kiểm tra công tác phòng chống dịch tại các địa phương.
– Đánh giá tình hình dịch và tham mưu cho UBND tỉnh công bố dịch theo quy định của Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.
– Chỉ đạo các đơn vị tiếp tục triển khai giám sát phát hiện sớm ca bệnh, tăng cường giám sát các chùm ca bệnh tại cộng đồng, đẩy mạnh việc giám sát dựa vào thông tin từ các nguồn chính thức và không chính thức để kịp thời xác minh, tổ chức điều tra phát hiện ổ dịch, khoanh vùng, xử lý sớm các ổ dịch trong cộng đồng; tiến hành lấy mẫu xét nghiệm để xác định sự lưu hành, biến đổi, mức độ lây lan của MERS-CoV.
– Thường xuyên đánh giá rút kinh nghiệm trong công tác giám sát, chẩn đoán điều trị, dự phòng xử lý ổ dịch để kịp thời điều chỉnh các hướng dẫn, chỉ đạo phù hợp với đặc điểm dịch bệnh.
– Tổ chức thường trực phòng, chống dịch tại Sở Y tế và tại các đơn vị y tế; các đội chống dịch cơ động hỗ trợ các địa phương xử lý ổ dịch.
– Chỉ đạo các cơ sở Khám chữa bệnh tổ chức thường trực cấp cứu, mở rộng việc thu dung, điều trị bệnh nhân; thực hiện nghiêm ngặt việc tổ chức cách ly đối với bệnh nhóm A, kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng chống lây nhiễm chéo tại các bệnh viện theo quy định, tập trung tối đa nguồn lực và chuyên môn kỹ thuật đề điều trị bệnh nhân hạn chế tử vong; các đội cấp cứu lưu động sẵn sàng hỗ trợ địa phương khi có yêu cầu; sẵn sàng thiết lập các bệnh viện dã chiến khi cần thiết.
– Chỉ đạo các đơn vị y tế thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng hộ cho các cán bộ y tế trực tiếp tham gia khám, điều trị, chăm sóc bệnh nhân, giám sát, điều tra nhằm không để xảy ra hiện tượng lây nhiễm sang cán bộ y tế.
– Thường xuyên cập nhật, đánh giá rút kinh nghiệm trong công tác chẩn đoán đặc trị, chăm sóc để kịp thời điều chỉnh các hướng dẫn, chỉ đạo phù hợp với đặc điểm dịch bệnh..
– Áp dụng việc báo cáo hàng ngày và chia sẻ thông tin kịp thời.
b) Các Sở, Ngành:
– Sở Giao thông Vận tải: Duy trì dịch vụ vận chuyển hành khách, hàng hoá một cách hợp lý, đảm bảo góp phần ngăn ngừa dịch bệnh lan rộng; đảm bảo phòng bệnh cho hành khách, nhân viên khi có xuất hiện trường hợp bệnh nhân trên các phương tiện vận tải hành khách; phối hợp với ngành Y tế thực hiện tẩy uế, khử trùng phương tiện trong những trường hợp cần thiết.
– Sở Giáo dục và Đào tạo: Chỉ đạo hệ thống giáo dục phối hợp với ngành y tế tăng cường công tác giám sát, phát hiện sớm các trường hợp nghi mắc bệnh; đóng cửa một số trường học trong trường hợp cần thiết; huy động học sinh, sinh viên tổng vệ sinh, tẩy uế, khử trùng trong trường học.
– Lực lượng vũ trang (Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, Bộ chỉ huy Biên phòng tỉnh, Công an tỉnh):
Chỉ đạo Ban quân dân y, y tế của ngành phối hợp với các đơn vị trực thuộc Sở Y tế triển khai các hoạt động xử lý ổ dịch, thu dung điều trị bệnh nhân; giám sát, phát hiện sớm các ca nghi mắc bệnh, các trường hợp tiếp xúc với người bệnh hoặc trở về từ vùng dịch trong lực lượng vũ trang và trong cộng đồng.
– Các Sở, Ban, Ngành, các tổ chức đoàn thể khác: Tùy theo chức năng nhiệm vụ được giao, phối hợp với Sở Y tế triển khai các hoạt động phòng, chống dịch MERS-CoV và đảm bảo duy trì các hoạt động của ngành quản lý; tiếp tục phối hợp với ngành Y tế để làm tốt công tác tuyên truyền các biện pháp phòng chống dịch.
c) UBND các huyện, thị xã, thành phố Vinh:
Chỉ đạo triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn; Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh các cấp tổ chức họp hàng ngày để thống nhất triển khai các hoạt động tại địa phương.
4. Tình huống 4: Dịch bùng phát trong cộng đồng
a) Sở Y tế:
– Chỉ đạo các đơn vị y tế phối hợp với lực lượng vũ trang tỉnh tổ chức khoanh vùng các ổ dịch, triển khai các biện pháp hạn chế đi lại, áp dụng các biện pháp phòng bệnh rộng rãi, bắt buộc đối với toàn bộ người dân trong khu vực ổ dịch.
– Báo cáo hàng ngày tình hình diễn biến của dịch và tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh các biện pháp phòng chống dịch để có sự chỉ đạo kịp thời.
– Tổ chức thường trực phòng, chống dịch lại các đơn vị y tế; cử các đội chống dịch cơ động, đội cấp cứu lưu động hỗ trợ các địa phương xử lý ổ dịch.
– Thiết lập các bệnh viện dã chiến tại các khu vực đông bệnh nhân tránh quá tải bệnh viện. Mở rộng tiếp nhận bệnh nhân, phân loại bệnh nhân điều trị tại các tuyến: đối với trường hợp nhẹ theo dõi, điều trị tại Trạm Y tế xã, hạn chế di chuyển bệnh nhân.
– Thường xuyên đánh giá rút kinh nghiệm trong công tác giám sát, chẩn đoán điều trị, dự phòng xử lý ổ dịch để kịp thời điều chỉnh phù hợp với đặc điểm dịch bệnh.
– Thường xuyên cập nhật các thông tin, các thông điệp truyền thông, khuyến cáo phòng chống dịch cho phù hợp với các đối tượng nguy cơ.
– Tổng hợp nhu cầu kinh phí, vật tư, hóa chất, phương tiện từ các đơn vị thuộc Sở Y tế trình UBND tỉnh cấp bổ sung.
– Tổ chức các đoàn kiểm tra giám sát, hướng dẫn phòng chống dịch MERS-CoV.
b) Các Sở, Ngành:
– Sở Giao thông Vận tải: Hạn chế vận tải hành khách và phương tiện đi vào vùng dịch, có thể tính đến tạm dừng một số tuyến theo yêu cầu chống dịch; đảm bảo phòng bệnh cho hành khách, nhân viên trong quá trình vận chuyển; phối hợp với ngành y tế thường xuyên thực hiện tẩy uế, khử trùng phương tiện.
– Sở Giáo dục và Đào tạo: Chỉ đạo hệ thống giáo dục đóng cửa các trường học trong vùng dịch; tiếp tục phối hợp với ngành y tế tăng cường công tác giám sát, phát hiện sớm các trường hợp nghi mắc bệnh để cách ly, xử lý kịp thời theo đúng quy định.
– Lực lượng vũ trang (Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, Bộ chỉ huy Biên phòng tỉnh, Công an tỉnh):
Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc phối hợp với ngành y tế triển khai các biện pháp khống chế, cô lập, xử lý các ổ dịch, áp dụng các biện pháp phòng dịch bắt buộc tại cộng đồng; tiếp tục thực hiện thu dung điều trị, giám sát, phát hiện sớm các ca nghi mắc bệnh, các trường hợp tiếp xúc với người bệnh hoặc trở về từ vùng dịch trong lực lượng vũ trang và trong cộng đồng.
– Các Sở, Ban, Ngành, các tổ chức đoàn thể khác: Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc huy động cán bộ, công chức, đoàn viên tích cực phối hợp với Sở Y tế triển khai các hoạt động phòng, chống dịch; thực hiện các biện pháp phòng bệnh bắt buộc tại một số đơn vị trong vùng dịch; tiếp tục phối hợp với ngành Y tế để làm tốt công tác tuyên truyền các biện pháp phòng chống dịch.
c) UBND các huyện, thị xã, thành phố Vinh:
Huy động toàn thể hệ thống chính trị tham gia công tác phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn; chỉ đạo triển khai các biện pháp phòng bệnh bắt buộc để hạn chế dịch bệnh lan rộng; Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh các cấp tổ chức họp hàng ngày để thống nhất triển khai các hoạt động tại địa phương.
V. CÁC GIẢI PHÁP CHUNG
1. Về tổ chức, chỉ đạo
Tăng cường vai trò của Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh các cấp, chỉ đạo các hoạt động phòng chống dịch theo hướng dẫn của Ban chỉ đạo phỏng, chống dịch của Bộ Y tế. Tổ chức kiểm tra, chỉ đạo giám sát việc thực hiện công tác phòng chống dịch bệnh tại địa phương.
2. Xây dựng kế hoạch, đầu tư tài chính
Chủ động xây dựng Kế hoạch hành động tại các cấp, Sở, Ban, Ngành, đoàn thể; chuẩn bị thuốc, vật tư, hóa chất và trang thiết bị chống dịch, thực hiện phương châm 4 tại chỗ; căn cứ diễn biến tình hình dịch, tổng hợp nhu cầu và xin cấp bổ sung.
3. Chuyên môn kỹ thuật
Tăng cường năng lực giám sát dịch MERS-CoV, đảm bảo đủ sinh phẩm đễ lấy mẫu và đảm bảo an toàn sinh học trong lấy mẫu, bảo quản và vận chuyển mẫu xét nghiệm để chẩn đoán xác định; phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh đầu tiên để có biện pháp cách ly, thu dung, điều trị kịp thời; thực hiện nghiêm ngặt việc phân luồng khám bệnh, cách ly điều trị, thực hiện triệt để công tác phòng hộ cá nhân, chống nhiễm khuẩn, lây nhiễm chéo tại các bệnh viện; cập nhật hướng dẫn chẩn đoán, điều trị MERS-CoV của Bộ Y tế.
4. Truyền thông, giáo dục sức khỏe
Thường xuyên cung cấp thông tin về tình hình dịch bệnh và các biện pháp phòng chống dịch cho người dân để người dân không hoang mang và chủ động áp dụng các biện pháp bảo vệ bản thân, gia đình và cộng đồng; huy động các Sở, ban, ngành, đoàn thể tham gia công tác tuyên truyền phòng, chống dịch.
5. Phối hợp liên ngành
Phối hợp chặt chẽ với các Sở, ban, ngành liên quan trong việc triển khai các biện pháp phòng chống dịch phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của từng ngành; huy động sự tham gia của các ban, tổ chức chính trị, chính trị- xã hội (phụ nữ, thanh niên, Hội nông dân, Hội chữ thập đỏ) trong việc vận động nhân dân triển khai các biện pháp phòng, chống dịch MERS-CoV.
VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh ở người của tỉnh:
Tổ chức họp thống nhất chỉ đạo triển khai phòng, chống dịch tùy từng tình huống dịch cụ thể (họp hàng tuần, hàng ngày hoặc đột xuất); báo cáo diễn biến của dịch và tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo các biện pháp phòng, chống dịch kịp thời. Trong trường hợp dịch lan rộng (tình huống 4), Ban chỉ đạo tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo các Sở, Ban, Ngành hỗ trợ các đơn vị, cơ sở sản xuất, cung cấp các dịch vụ thiết yếu cho dân, không để rối loạn hoạt động về kinh tế xã hội.
2. Sở Y tế:
– Sở Y tế là cơ quan thường trực chịu trách nhiệm phối hợp với các cơ quan chuyên môn tuyến Trung ương và các Sở, Ban, Ngành, đoàn thể liên quan, chỉ đạo các đơn vị thuộc thẩm quyền triển khai thực hiện kế hoạch theo từng tình huống dịch bệnh.
– Chỉ đạo Trung tâm Truyền thông Giáo dục sức khỏe phối hợp Đài PT&TH tỉnh, Báo Nghệ An và các đơn vị liên quan tăng cường công tác truyền thông về các biện phòng, chống dịch MERS-CoV phù hợp với từng tình huống dịch: tăng thời lượng truyền thông, đa dạng loại hình truyền thông, tập trung vào công tác phòng bệnh và định hướng dư luận xã hội, tránh sự hoang mang lo sợ trong cộng đồng.
3. Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Nghệ An:
Phối hợp với Sở Y tế đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền cung cấp thông tin về các biện pháp phòng, chống dịch và định hướng dư luận xã hội phù hợp với từng tình huống dịch bệnh; thường xuyên cập nhật các thông tin, sửa đổi các thông diệp truyền thông, khuyến cáo phòng, chống dịch phù hợp với các đối tượng nguy cơ, đảm bảo người dân không hoang mang lo lắng và thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh.
4. Sở Tài chính:
Trên cơ sở dự toán kinh phí triển khai thực hiện kế hoạch do Sở Y tế xây dựng và khả năng cân đối ngân sách của địa phương, tham mưu UBND tỉnh xem xét, phê duyệt kinh phí thực hiện; Trong trường hợp dịch xảy ra và lan rộng, cần có kế hoạch cân đối ngân sách, cấp bổ sung đáp ứng kịp thời các nhu cầu chống dịch.
5. Các Sở, Ban, Ngành, Lực lượng vũ trang và đoàn thể khác:
Phối hợp với Sở Y tế thực hiện tốt các nội dung phân công theo từng tình huống dịch bệnh và quản lý, chỉ đạo cấp dưới phối hợp triển khai.
6. UBND các huyện, thị xã, thành phố Vinh:
Phối hợp với Sở Y tế và các Sở, Ban, Ngành liên quan, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc triển khai thực hiện tốt nội dung kế hoạch theo từng tình huống dịch bệnh.
VII. KINH PHÍ THỰC HIỆN
Giao Sở Y tế xây dựng dự toán kinh phí (bằng văn bản) gửi Sở Tài chính để tham mưu trình UBND tỉnh xem xét, quyết định.
Trên đây là Kế hoạch Hành động phòng, chống Hội chứng viêm đường hô hấp vùng Trung Đông do vi rút corona (MERS-CoV) trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Kế hoạch này sẽ được cập nhật và điều chỉnh thường xuyên, kịp thời để phù hợp với diễn biến của tình hình dịch cũng như quá trình triển khai công tác phòng chống dịch trên thực tế. UBND tỉnh yêu cầu các Sở, Ban, Ngành, Chủ tịch UBND các huyện/thành/thị và Thủ trưởng các đơn vị liên quan căn cứ kế hoạch triển khai thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch gây Hội chứng MERS-CoV.
TM.UBND
KT.Chủ tịch
Phó Chủ tịch
Đinh Thị Lệ Thanh
Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An thông báo nội dung ôn tập: môn thi Ngoại ngữ, Kiến thức chung, Chuyên môn chuyên ngành kỳ thi tuyển viên chức năm 2024
Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An tiên phong trong phẫu thuật nội soi điều trị thoát vị đĩa đệm
Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An tổ chức tiêm vắc xin phòng sởi cho nhân viên y tế
Thông báo số 3292/TB-BV về việc Tuyển dụng viên chức năm 2024 của Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An
Copyright © 2024 BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ ĐA KHOA NGHỆ AN