Vừa qua, khoa Nhi sơ sinh, Bệnh viện HNĐK Nghệ An đã tiếp nhận một bệnh nhân Đ.Đ.Q, 18 tháng tuổi nhập viện vì loét miệng vì nguyên nhân ít gặp nhiễm vi khuẩn Mycoplasma. Theo lời kể của người nhà bệnh nhân, cách nhập viện 1 tuần trẻ xuất hiện sốt cao liên tục, dùng thuốc hạ sốt nhưng không đỡ; gia đình đưa trẻ đến phòng khám tư nhân để khám và về nhà uống thuốc theo đơn. Sau đó trẻ xuất hiện nổi ban sẩn ngứa toàn thân, kèm theo loét miệng và phù môi, kết mạc mắt xung huyết nhiều. Các triệu chứng nặng lên dần kèm theo sốt cao, mệt mỏi, ăn kém, trẻ được gia đình đưa vào khám và điều trị tại khoa Nhi sơ sinh
Tại đây sau khi được các bác sĩ thăm khám, hội chẩn với Trung tâm Bệnh nhiệt đới và khoa Dị ứng – miễn dịch và làm các xét nghiệm cần thiết, trẻ được chẩn đoán: Phát ban da và viêm niêm mạc do Mycoplasma.
Sau 2 ngày tích cực điều trị kháng sinh kết hợp với giảm đau, chống viêm, kháng histamin trẻ đã hết sốt, ăn được ít cháo và sữa. Trẻ có những tiến triển tốt, sau 7 ngày hết các xung huyết kết mạc, giảm dần ban sẩn đỏ ngứa, không còn phù nề viêm loét miệng. Trẻ được xuất viện sau 8 ngày điều trị. Việc tìm ra nguyên nhân và sử dụng phác đồ điều trị đúng kết hợp chế độ ăn uống hợp lý đã đem lại kết quả tốt cho bệnh nhân và rút ngắn thời gian điều trị.
BS.Trần Thị Thanh Hà, Phó Trưởng khoa Nhi sơ sinh cho biết đây là trường hợp hiếm gặp. Bệnh thường xảy ra với trẻ từ 5 tuổi trở lên. Có nhiều nguyên nhân gây viêm loét miệng như tác động của các chất hoá học (axít, nước vôi, nước súc miệng quá đậm đặc..); nhiễm khuẩn; nhiễm virus; rubella; ngoài ra còn có các yếu tố khác ( ảnh hưởng của nội tiết tố, yếu tố di truyền, thức ăn, thuốc. Điều trị viêm loét miệng lưỡi chủ yếu là giảm đau, đa số các trường hợp không cần điều trị mà bệnh sẽ tự khỏi sau 7 – 14 ngày. Những trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể sử dụng: các loại thuốc hạ sốt; súc miệng; giảm đau tại chỗ; sử dụng thuốc kháng viêm; kháng viêm; giảm đau tại chỗ; các dung dịch sát khuẩn răng miệng; thuốc kháng virut.
Bên cạnh đó, chế độ dinh dưỡng và vệ sinh đúng, hợp lý rất quan trọng cho quá trình hồi phục. Trẻ cần được ăn uống đủ chất, nhất là các loại thức ăn chứa nhiều các vitamin C, PP, B6, B12 như: rau xanh các loại, hoa quả chín, cam, bưởi, thịt, cá, trứng, sữa. Thức ăn nên để nguội và mát có thể giúp trẻ dịu họng và giảm đau. Khi bị đau nhiều, có thể dùng uống hút để uống nước; chỉ chải răng ở những chỗ không đau; vệ sinh thân thể sạch sẽ.
Trẻ cần được đi khám khi có những biểu hiện sau: vết loét phát triển nhiều hơn, lớn hơn một cách bất thường; vết loét kéo dài trên 3 tuần, không giảm đau mặc dù đã dùng các thuốc giảm đau; sốt cao, kéo dài nhiều ngày; loét miệng kèm theo ban da. Trẻ cần được đưa đến các cơ sở y tế có uy tín và chất lượng để chẩn đoán chính xác và chữa trị kịp thời.
Quý bạn đọc muốn thăm khám và điều trị, xin vui lòng liên hệ theo địa chỉ:
Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An
Km số 5, Đại lộ Lê Nin, xóm 14, xã Nghi Phú, TP Vinh
Số điện thoại đặt lịch: 19008082.
Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An thông báo nội dung ôn tập: môn thi Ngoại ngữ, Kiến thức chung, Chuyên môn chuyên ngành kỳ thi tuyển viên chức năm 2024
Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An tiên phong trong phẫu thuật nội soi điều trị thoát vị đĩa đệm
Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An tổ chức tiêm vắc xin phòng sởi cho nhân viên y tế
Thông báo số 3292/TB-BV về việc Tuyển dụng viên chức năm 2024 của Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An
Copyright © 2024 BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ ĐA KHOA NGHỆ AN