Điện thoại CSKH: 19008082 - 0886.234.222
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
Thời gian làm việc: Khám bệnh: 7h-16h (Thứ 2-Thứ 6), 7h-12h (Sáng thứ 7), trừ nghỉ lễ ----- Tiếp nhận cấp cứu và điều trị nội trú 24/7, kể cả nghỉ lễ
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An > KỶ NIỆM 105 NĂM NGÀY TRUYỀN THỐNG > LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA KHOA PHỤC HỒI CHỨC NĂNG – BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ ĐA KHOA NGHỆ AN

LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA KHOA PHỤC HỒI CHỨC NĂNG – BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ ĐA KHOA NGHỆ AN

Phục hồi chức năng là một trong những lĩnh vực quan trọng trong y học, giúp cho những người tàn tật hoặc bị suy giảm chức năng vận động thích nghi tốt hơn với môi trường sống. Ngành phục hồi chức năng khởi đầu trong những năm đầu thế kỷ XX, tương đối trẻ so với những lĩnh vực y học lâu đời khác. Tuy nhiên ngành lại có nền tảng bắt đầu từ thời cổ đại, có lịch sử phát triển xuyên suốt nhiều năm tháng.

  • Từ thời cổ đại, đã có rất nhiều phương pháp được những người thầy thuốc đưa ra nhằm giảm đau, trị liệu và trả lại các chức năng cho người bệnh. Thời Trung cổ, người Trung Quốc đã dùng Kong Fu – một liệu pháp vận động để giảm đau.
  • Thế kỷ V – TCN, bác sĩ Herodicus người Hy Lạp đưa ra các bài tập thể dục nhằm trị bệnh.
  • Thế kỷ II, bác sĩ La Mã bắt đầu áp dụng các biện pháp can thiệp để phục hồi chức năng cho các binh lính bị thương.
  • Năm 1569, nhà Triết – Y học Mercurialis đã đề ra những kiến thức đầu tiên về phương pháp tập thể hình tại phòng bệnh nhằm nâng cao sức khỏe.
  • Thế kỷ XVIII, Niels Stenson phát hiện cơ chế sinh học vận động của con người.
  • Đặc biệt vào năm 1780, ngành phục hồi chức năng bắt đầu được định nghĩa và sử dụng khi bác sĩ phẫu thuật Joseph Clement Tissot đưa ra ý kiến cho rằng bệnh nhân luyện tập chăm chỉ sẽ hỗ trợ cho việc hồi phục sau phẫu thuật.
  • Trong giai đoạn giữa và cuối thế kỷ XX, ngành phục hồi chức năng có sự phát triển mạnh mẽ, đưa đến nhiều phương pháp phục hồi hiệu quả cho các bệnh nhân. Đặc biệt những thương bệnh binh trong Thế chiến II đã được đưa về nhà và nhận được sự chăm sóc phục hồi chức năng, giúp học thích ứng với cuộc sống thường ngày.

        Cùng với xu thế của y học thế giới, ngành Phục hồi chức năng trong nước cũng dẫn phát triển, bắt kịp trên đà phát triển đó, vào năm 1984, Bệnh viện Việt nam Ba Lan ( tên gọi của Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An lúc bấy giớ) bắt đầu kế hoạch hình thành Khoa Vật lý trị liệu .

  • Năm 1984, chính thức hình thành Khoa vật lý trị liệu, thời kỳ này được sự viện trở của chính phủ Ba Lan khoa bước đầu hình thành về  cơ sở hạ tầng và nhiều trang thiết bị vật lý trị liệu hiện đại của nước Ba Lan. Thời điểm này dưới sự chỉ đạo của Trưởng khoa Bs CKI Lê Đình Chất, điều dưỡng trưởng Hồ Thị Minh, khoa đã dần phát triển và thực hiện được một số kỹ thuật Vật lý trị liệu.
  • Năm 1994, Bs CKI Trần Văn Thắng lên chức Trưởng khoa thay cho BS CKI Lê Đình Chất nghỉ về hưu theo chế độ. Năm 2006, Điều dưỡng trưởng Lê Hữu Sơn lên làm điều dưỡng trưởng thay cho điều dưỡng trưởng Hồ Thị Minh về nghỉ hưu. Thời kỳ này khoa tiếp tục đầu tư thêm nhiều trang thiết bị vật lý trị liệu hiện đại của nhiều nước trên thế giới như Nhật, Mỹ và đồng thời cử nhiều cán bộ đi đào tạo thêm nhiều kỹ thuật về vật lý trị liệu – phục hồi chức năng. Đặc biệt trong thời kỳ nay khoa được chính thức đổi tên thành khoa Phục hồi chức năng

  • Năm 2018, Thạc sỹ – Bác sỹ Nguyễn Tuấn Anh lên làm Trưởng khoa thay cho Bs CKI Trần Văn Thắng về nghỉ hưu. Năm 2020, Điều dưỡng trưởng Nguyễn Tài Thành lên quản lý điều dưỡng thay cho Điều dưỡng trưởng Lê Hữu Sơn đã nghỉ hưu.

                                               Khoa Phục hồi chức năng (PHCN)

Số điện thoại 0349021553

  • Là một khoa cấu thành trong Bệnh viện được bố trí tại tầng 4 của tòa nhà chính, có nhiệm vụ khám bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng cho người giảm chức năng, tàn tật do bệnh tật, tai nạn (lao động, giao thông, xã hội…).Khoa có 52 giường bệnh nội trú kế hoạch (Giường thực kê 70).
  • Chức năng chính là chữa bệnh bằng các thiết bị máy móc hiện đại và các thủ thuật chuyên sâu không đau, dễ chịu và thoải mái. Không dùng thuốc hoặc có kết hợp thuốc (thích hợp cho những người có nguy cơ và bệnh lý dạ dày – tá tràng, các bn chịu ảnh hưởng nhiều tác dụng phụ của thuốc.)        
  • Đồng thời tư vấn, hỗ trợ, tập luyện cho những người bị co cứng khớp (sau bó bột, mổ nối gắn xương ở các chi và cột sống) hoặc bị yếu, liệt chân tay do chấn thương hoặc chấn thương sọ não, tai biến mạch máu não, đau thần kinh tọa, thoát vị đĩa đệm… – hoặc các bất thường về chức năng các chi thể.
  • Nghiên cứu khoa học và đào tạo cán bộ cho tuyến dưới về chuyên ngành VLTL-PHCN

Về nhân lực: Khoa gồm tập thể cán bộ nhân viên được đào tạo cơ bản tại các trường có uy tín: Đại học y khoa Hà Nội, các kỹ thuật viên đựợc đào tạo tại  trường Đại hoc kỹ thuật y tế Hải Dương về Vật lý trị liệu cơ bản và chuyên sâu.

  • Hiện tại, Khoa Phục hồi chức năng – Bệnh viện HNĐK Nghệ An với đội ngũ nhân viên gồm:

                 – Ths.BS Nguyễn Tuấn Anh: Trưởng khoa

                 – 4 Bác sỹ

                 – 11 KTV, điều dưỡng VLTL – PHCN

Về trang thiết bị: Khoa đựơc trang bị các máy điều trị khá đầy đủ, đồng bộ và cao cấp sản xuất từ Nhật Bản và Châu Âu, tích hợp nhiều chức năng và thiết kế chương trình phù hợp cho từng cá thể và từng loại bệnh tật như: Máy điện xung, điện phân dẫn thuốc tại chỗ, Máy điều trị sóng ngắn, vi sóng, từ trường, điện từ trường cao áp, điều trị bằng sóng siêu âm, bó parafin, kéo giãn cột sống cổ và thắt lưng có hiệu quả cho bệnh nhân bị đau lưng và thoát vị đĩa đệm (một loại bệnh lý  khá phổ biến hiện nay ). Đặc biệt một hệ thống tập hoàn chỉnh để hỗ trợ cho người bị giảm chức năng do co cứng khớp và liệt thần kinh…..

   

 

 

 

 

 

 

 

Một số bệnh và nhóm bệnh Khoa thường xuyên nhận khám và chữa trị sau đây:                          

– Phục hồi chức năng chấn thương sọ não

– Phục hồi chức năng liệt nữa người do tai biến mạch máu não

– Phục hồi chức năng tiêu chỏm xưng đùi vô khuẩn

– Phục hồi chức năng tổn thương thần kinh quay

– Phục hồi chức năng tổn thuong thần kinh giữa

– Phục hồi chức năng tổn thương thần kinh trụ

– Phục hồi chức năng viêm quanh khớp vai

– Phục hồi chức năng phẩu thuật khớp chóp xoay khớp vai

– Phục hồi chức năng hội chứng cổ vai tay

– Phục hồi chức năng trật khớp vai

– Phục hồi chức năng phẩu thuật thay khớp vai

– Phục hồi chức năng gãy thân xương cánh tay

– Phục hồi chức năng gãy trên lồi cầu xương cánh tay

– Phục hồi chức năng gãy hai xương cẳng tay

– Phục hồi chức năng trật khớp khuỷu

– Phục hồi chức năng gãy mỏm khuỷu

– Phục hồi chức năng gãy đầu ưới xương quay

– Phục hồi chức năng trật khớp háng

– Phục hồi chức năng sau phẩu thuật thay khớp háng

– Phục hồi chức năng gãy cổ xương đùi

– Phục hồi chức năng gãy thân xương đùi

– Phục hồi chức năng sau phẩu thuật tái tạo dây chằng chéo trước khớp gối

– Phục hồi chức năng sau phẩu thuật tái tạo dây chằng chéo sau khớp gối

– Phục hồi chức năng tổn thương dây chằng bên khớp gối

– Phục hồi chức năng cho bệnh nhân vỡ xương bánh chè

– Phục hồi chức năng sau phẩu thuật sụn chêm khớp gối

– Phục hồi chức năng sau phẩu thuật thay khớp gối

– Phục hồi chức năng gãy hai xương cẳng chân

– Phục hồi chức năng tổn thương mô mềm

– Phục hồi chức năng thoái háo cột sống cổ

– Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

– Phục hồi chức năng tổn thương tủy sống cổ

– Phục hồi chức năng tổn thương tủy sống lưng-thắt lưng

– Phục hồi chức năng thoái háo cột sống thắt lưng -cùng

– Phục hồi chức năng đau thắt lưng

– Phục hồi chức năng đau thần kinh tọa

– Thoái vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

– Phục hồi chức năng hội chứng đuôi ngựa

– Phục hồi chức năng liệt dây VII ngoại biên

– Phục hồi chức năng cho bệnh PARKINSON

– Phục hồi chức năng hội chứng đường hầm cổ tay

– Phục hồi chức năng hội chứng đường hầm xương trụ

– Phục hồi chức năng tổn thương dây thần kinh chầy

– Phục hồi chức năng tổn thương thần kinh mác

– Phục hồi chức năng viêm đa rễ, đa dây thần kinh

– Phục hồi chức năng vẹo cổ cấp

– Điều trị và phục hồi chức năng đau thần kinh

– Phục hồi chức năng tiểu tiện không tự chủ

– Phục hồi chức năng liệt đám rói thần kinh cánh tay

– Phục hồi chức năng mỏm cụt chi trên

– Phục hồi chức năng mỏm cụt chi dưới

– Phục hồi chức năng gãy xương đòn

– Phục hồi chức năng vỡ xương chậu

– Phục hồi chức năng đau dây thần kinh V

– Phục hồi chức năng cho người động kinh

– Phục hồi chức năng cho người bệnh bỏng

– Phục hồi chức năng cho người bệnh vá da

– Phục hồi chức năng co cứng

– Phục hồi chức năng bệnh ALZHEIMER

 

 

                                                                           V