Điện thoại CSKH: 19008082 - 0886.234.222
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
Thời gian làm việc: Khám bệnh: 7h-16h (Thứ 2-Thứ 6), 7h-12h (Sáng thứ 7), trừ nghỉ lễ ----- Tiếp nhận cấp cứu và điều trị nội trú 24/7, kể cả nghỉ lễ
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An > TIN TỨC > Tin y tế > Mạng lưới giám sát phản ứng có hại của thuốc (ADR) tại Bệnh viện HNĐK Nghệ An

Mạng lưới giám sát phản ứng có hại của thuốc (ADR) tại Bệnh viện HNĐK Nghệ An

Mạng lưới giám sát phản ứng có hại của thuốc (ADR) tại Bệnh viện HNĐK Nghệ An

1. Vai trò của mạng lưới giám sát ADR:

– Các ADR thường gặp, trong nhiều trường hợp là đặc tính vốn có của thuốc, ảnh hưởng lớn đến hiệu quả điều trị: gây hậu quả nặng nề cho bệnh nhân, tăng chi phí điều trị, giảm tuân thủ điều trị. Hầu hết các trường hợp ADR là có thể phòng tránh được.

– Phát hiện, xử trí, báo cáo và dự phòng ADR góp phần nâng cao hiệu quả điều trị, là nhiệm vụ quan trọng của cán bộ y tế.

– Tăng cường sử dụng thuốc an toàn. Việc theo dõi độ an toàn của thuốc trước khi lưu hành trên thị trường (trong các thử nghiệm lâm sàng) bị hạn chế, nhiều ADR được phát hiện trong quá trình lưu hành thuốc trên thị trường. Vì vậy, việc theo dõi ADR của thuốc trong quá trình lưu hành giúp các cơ quan có thẩm quyền đánh giá được nguy cơ khi dùng thuốc, cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ khi sử dụng thuốc.

2. Nhiệm vụ chung của mạng lưới:

– Phát hiện, xử trí, báo cáo ADR (Tham gia vào mạng lưới giám sát ADR – hệ thống cảnh giác Dược quốc gia).

– Đánh giá và tổng kết báo cáo ADR của bệnh viện.

– Thông tin cho cán bộ y tế trong bệnh viện về ADR, sai sót chuyên môn để kịp thời rút kinh nghiệm.

3. Nhiệm vụ cụ thể:

Ø Đối với lãnh đạo khoa phòng:

Nhiệm vụ:

– Khuyến khích các cán bộ y tế phát hiện, báo cáo các ADR (nghi ngờ) trong khoa.

– Cập nhật, bổ sung và thông tin cho cán bộ y tế trong khoa về ADR, sai sót chuyên môn trong sử dụng thuốc ghi nhận được tại bệnh viện (theo phản hồi thông tin từ khoa Dược/ Hội đồng thuốc và điều trị).

Ø Đối với các khoa phòng lâm sàng:

Nhiệm vụ:

– Phát hiện, xử trí ADR.

– Thông báo ADR (nghi ngờ) xảy ra cho đầu mối báo cáo ADR của khoa mình.

– Đầu mối báo cáo ADR của khoa chịu trách nhiệm phát hiện, thu thập thông tin về các ADR (nghi ngờ) xảy ra trong khoa để thông báo lên cho khoa Dược (Đơn vị thông tin thuốc/ Dược lâm sàng).

Yêu cầu:

– Mỗi khoa phòng có 01 sổ theo dõi ADR của khoa (tập hợp các báo cáo ADR đã được phát hiện và báo cáo của khoa).

– 01 Điều dưỡng làm nhiệm vụ đầu mối báo cáo ADR của khoa.

Ø Đối với khoa Dược:

Nhiệm vụ:

– Phát hiện, thông báo ADR (cho bác sỹ) và hỗ trợ để xử trí kịp thời (Đối với các Dược sĩ tại khoa phòng).

– Hoàn thiện báo cáo ADR (trực tiếp tới khoa phòng để ghi nhận và hoàn thiện thông tin báo cáo ADR).

– Gửi Báo cáo ADR cho Trung tâm thông tin thuốc và ADR Quốc gia.

– Tập hợp, phân tích đánh giá sơ bộ ADR của các thuốc để báo cáo định kỳ cho Hội đồng thuốc và điều trị của Bệnh viện.

– Đơn vị thông tin thuốc/ Dược lâm sàng đánh giá, phân tích sơ bộ các trường hợp ADR để có phản hồi ban đầu cho các khoa lâm sàng hoặc cảnh báo cần thiết về ADR của thuốc cho Hội đồng thuốc và điều trị.

Yêu cầu:

– Có 01 sổ theo dõi ADR của toàn viện (có tính chất thống kê, lưu lại cả mã số bệnh án có ghi nhận ADR để hồi cứu thông tin khi cần thiết).

– Tập hợp các báo cáo ADR chi tiết do các khoa phòng gửi lên.

– Có 01 Dược sỹ chịu trách nhiệm làm đầu mối báo cáo ADR để báo cáo cho Trung tâm thông tin thuốc và ADR Quốc gia và Hội đồng thuốc và điều trị.

4. Quy trình tiếp nhận và báo cáo ADR tại Bệnh viện HNĐK Nghệ An:

Sơ đồ quy trình tiếp nhận và báo cáo ADR tại Bệnh viện HNĐK Nghệ An

Khoa Dược