Điện thoại CSKH: 19008082 - 0886.234.222
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
Thời gian làm việc: Khám bệnh: 7h-16h (Thứ 2-Thứ 6), 7h-12h (Sáng thứ 7), trừ nghỉ lễ ----- Tiếp nhận cấp cứu và điều trị nội trú 24/7, kể cả nghỉ lễ
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An > Đào tạo liên tục > Mất ngủ theo y học cổ truyền

Mất ngủ theo y học cổ truyền

1. Mất ngủ là tình trạng như thế nào?

 – Mất ngủ là trạng thái không thỏa mãn về số lượng và/hoặc chất lượng của giấc ngủ tồn tại trong một thời gian dài, làm ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng làm việc của người bệnh.

– Mất ngủ trong y học cổ truyền được gọi là chứng “thất miên”, “bất mị”, “bất đắc miên”,… và thường kèm theo các triệu chứng: đau đầu, váng đầu, hay quên,… Nguyên nhân là do suy giảm chức năng của các tạng: tâm, tỳ, can, thận,… làm cho thần không được yên ổn, do tinh khí của các tạng này suy giảm.

2. Nguyên nhân

Tùy theo từng nguyên nhân gây bệnh mà thất miên được phân chia ra thành các thể bệnh khác nhau:

– Thể tâm tỳ lưỡng hư: thể này thường xuất hiện ở những người suy nghĩ hay lao lực nhiều lần làm tổn thương tới chức năng của hai tạng tâm, tỳ vì vậy dẫn đến nguồn sinh huyết dịch bị tiêu hao đi, không thể dưỡng tâm để tàng thần… sẽ dẫn đến mất ngủ. Đây là tâm tỳ hư mà dẫn đến mất ngủ mà gốc là huyết hư. Để điều trị cần phải dưỡng tâm, kiện tỳ, an thần.

– Thể âm hư hỏa vượng: ở những người cơ thể bẩm sinh hư nhược, hay mắc bệnh lâu ngày… làm cho thận âm bị hao tổn không giao hòa được với tâm dẫn đến chứng tâm thận bất giao, hậu quả là tâm âm hư tâm hỏa vượng mà dẫn đến mất ngủ. Đây là do tâm thận bất giao mà gốc là thận thủy không đủ, dẫn đến tâm hỏa vượng mà sinh ra mất ngủ. Để điều trị cần phải tư bổ thận âm, thanh tâm giáng hỏa, an thần.

– Thể đám nhiệt nội nhiễu: thể này do ăn uống không điều độ dẫn đến thức ăn ngưng trở lại ở trung tiêu, lâu ngày thành đàm hỏa nhiệt nhiễu động lên trên dẫn đến mất ngủ. Để điều trị cần hóa đàm, thanh nhiệt, an thần.

3. Phương pháp điều trị

– Người bệnh khi đến khoa y học cổ truyền, sẽ được các bác sĩ thăm khám, xác định nguyên nhân và thể bệnh. Tùy thuộc vào từng thể bệnh mà người bệnh mắc phải, bác sĩ sẽ đề ra điều trị cụ thể bao gồm các bài thuốc, các phương pháp điều trị không dùng thuốc như châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt… nhằm đem lại hiệu quả cao nhất.

– Quá trình điều trị mất ngủ không thể thiếu sự phối hợp của người bệnh trong việc rèn luyện lối sống, thói quen phù hợp. Người bệnh cần chủ động loại bỏ các stress trong cuộc sống, tập thức ngủ đúng giờ; hạn chế các chất kích thích như cà phê, thuốc lá, rượu; hạn chế sử dụng đồ uống vào buổi tối; tạo cho mình một thói quen làm việc và rèn luyện thể lực khoa học, hợp lý.

– Điều trị mất ngủ bằng các phương pháp y học cổ truyền có tác dụng từ từ. Người bệnh cần tuân theo lộ trình điều trị đầy đủ, tránh bỏ giữa chứng khi chưa đạt được kết quả mong muốn.