Điện thoại CSKH: 19008082 - 0886.234.222
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
Thời gian làm việc: Khám bệnh: 7h-16h (Thứ 2-Thứ 6), 7h-12h (Sáng thứ 7), trừ nghỉ lễ ----- Tiếp nhận cấp cứu và điều trị nội trú 24/7, kể cả nghỉ lễ
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An > TIN TỨC > Tin y tế > Một số yêu cầu chung đề cương đề tài nghiên cứu khoa học

Một số yêu cầu chung đề cương đề tài nghiên cứu khoa học

SỞ Y TẾ NGHỆ AN

BỆNH VIỆN HNĐK NGHỆ AN

Một số yêu cầu chung đề cương đề tài nghiên cứu khoa học

(Áp dụng tại Bệnh viện HNĐK Nghệ An)

tải về tại đây

I. Bố cục: Đề tài trình bày theo hình thức:

1. Bìa

2. Bảng các ký hiệu viết tắt (nếu có)

3. Mục lục

4. Đặt vấn đề:

5. Tổng quan:

6. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

7. Dự kiến kết quả:

8. Kế hoạch thực hiện:

9. Protocol nghiên cứu: (Ví dụ: Form lấy số liệu, thu thập thông tin, qui trình thực hiện kỹ thuật áp dụng trong đề tài,…)

10. Tài liệu tham khảo:

II. Yêu cầu cụ thể:

1. Bìa: In trên bìa cứng A4, theo mẫu đính kèm.

2. Bảng ký hiệu viết tắt: Liệt kê và chú thích các ký hiệu viết tắt được sử dụng trong đề tài.

3. Mục lục: Lên mục lục cho các tiêu đề trong đề tài đến mục nhỏ thứ 3 (Ví dụ: 1.1.1)

4. Đặt vấn đề: 1-2 trang

Nội dung: Có 2 ý chính – Lý do chọn đề tài: Trình bày tóm tắt đề tài này xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn nào đó là những lý do chính để dẫn dắt tác giả chọn đề tài. – Mục tiêu của đề tài: Thường từ 2 đến 3 mục tiêu, các mục tiêu này phải có liên quan chặt chẽ với nhau.

5. Chương I. Tổng quan:

– Phân tích, đánh giá các công trình nghiên cứu đã có của các tác giả trong và ngoài nước liên quan mật thiết đến đề tài; nêu những vấn đề còn tồn tại, chỉ ra vân đề mà đề tài cần tập trung nghiên cứu, giải quyết.

– Trình bày cơ sở lý thuyết, lý luận, giả thuyết khoa học và phương pháp nghiên cứu đã được sử dụng trong đề tài.

6. Chương II. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:

2.1 Đối tượng nghiên cứu:

– Đối tượng, lý do chọn đối tượng:

– Cỡ mẫu chọn (nếu có)

– Tiêu chuẩn chọn mẫu.

– Cách chọn mẫu.

2.2 Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu quan sát mô tả hay can thiệp, nghiên cứu hồi cứu hay tiến cứu,…

2.3 Không gian và thời gian nghiên cứu

2.4 Các kỹ thuật thực hiện

Nguyên tắc

Quy trình kỹ thuật

Cách đánh giá và nhận định

Thuật toán thống kê được thực hiện trong đề tài

7. Kết quả/ Dự kiến kết quả: Trình bày các bảng biểu kết quả theo mục tiêu đề ra

8. Kế hoạch thực hiện: nêu rõ mốc thời gian của các bước tiến hành đề tài (Thu thâp tài liệu, viết đề cương, thông qua đề cương, thu thấp số liệu, xử lý số liệu, viết đề tài,…)

Cách viết danh mục tài liệu tham khảo:

– Các tài liệu tham khảo phải được xếp riêng theo từng khối tiếng (Việt, Anh, Pháp…). Trình tự sắp xếp danh mục TLTK trong từng khối tiếng theo thứ tự bảng chữ cái.

– Tên tác giả trong nước theo thứ tự bảng chữ cái được lấy theo TÊN chứ không phải theo Họ, nhưng vẫn phải viết họ và tên đệm trước.

– Tên các tác giả nước ngoài được xếp theo HỌ ( kể các các tài liệu đã dịch ra tiếng Việt và xếp ở khối tiếng Việt)

– Các tài liệu không có tác giả thì xếp theo tên từ đầu của tên tài liệu.

– Đối với TLTK là sách, luận án, báo cáo thì ghi như sau:

Tên tác giả hoặc cơ quan ban hành (Năm xuất bản), Tên sách hay luận án hay báo cáo, Nhà xuất bản, Nơi xuất bản.

– Đối với TLTK là bài báo, bài trong một cuốn sách…thì ghi như sau:

Tên tác giả (Năm xuất bản), “Tên bài báo”, Tên tạp chí hoặc tên sách , Tập (Số), Số trang trích.

– Số thứ tự được đánh liên tục từ 1 đến hết qua tất cả các khối tiếng

– Cách ghi trích dẫn: con số thứ tự của tài liệu tham khảo là ký hiệu thay cho địa chỉ chi tiết của sách, bài báo đó và được chỉ ra khi được trích dẫn ở phần nội dung chính của luận văn/ luận án.

– Tài liệu tham khảo chỉ có giá trị khi được trích dẫn trong luận văn/ luận án, các tài liệu không có trích dẫn lần nào trong luận văn/ luận án là không hợp lệ.

Cách ghi trích dẫn tài liệu tham khảo:

Số thứ tự của tài liệu tham khảo là ký hiệu thay cho địa chỉ chi tiết của sách, bài báo đó và được chỉ ra khi trích dẫn ở phần nội dung chính của đề tài.

Đối với tài liệu khi trích dẫn chỉ cần đặt số thứ tự của bài đó trong ngoặc vuông [ ]. Đối với phần tài liệu trích dẫn từ nhiều tài liệu khác nhau, số thứ tự của các tài liệu được đặt độc lập trong từng ngoặc vuông, ví dụ [6],[10],[14].

Quy định chung:

Đề tài được viết Font chữ Times New Roman, cỡ chữ 14,

Bảng biểu đánh số thứ tự theo chương (thí dụ Bảng 1.1, bảng 1.2… nghĩa là bảng số 1 và 2 của chương 1). Tên bảng biểu được đặt ở phía trên bảng biểu tương ứng; tên biểu đồ, hình vẽ được đặt ở phía dưới của biểu đồ tương ứng.

Số trang được đánh thứ tự bắt đầu từ phần Đặt vấn đề.

Để đề tài cân đối, nên đặt lề như sau:

Lề trên: 3.0 cm; Lề dưới: 2 cm

Lề trái: 3.5 cm; Lề phải: 2 cm.

PHÓ GIÁM ĐỐC BỆNH VIỆN

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG KHKT

Nguyễn Văn Hương