Điện thoại CSKH: 19008082 - 0886.234.222
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
Thời gian làm việc: Khám bệnh: 7h-16h (Thứ 2-Thứ 6), 7h-12h (Sáng thứ 7), trừ nghỉ lễ ----- Tiếp nhận cấp cứu và điều trị nội trú 24/7, kể cả nghỉ lễ
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
Thời gian làm việc: Khám bệnh: 7h-16h (Thứ 2-Thứ 6), 7h-12h (Sáng thứ 7), trừ nghỉ lễ
Tiếp nhận cấp cứu và điều trị nội trú 24/7, kể cả nghỉ lễ
Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An > TIN TỨC > Tin y tế > Ngành Y tế Nghệ An nỗ lực xử lý môi trường, nước và phòng chống dịch bệnh ở tâm lũ Kỳ Sơn

Ngành Y tế Nghệ An nỗ lực xử lý môi trường, nước và phòng chống dịch bệnh ở tâm lũ Kỳ Sơn

Các y, bác sĩ đang nỗ lực thăm khám các bệnh nhân vùng tâm lũ Kỳ Sơn (Nghệ An) cũng như khử khuẩn, hướng dân người dân phòng tránh các bệnh thường gặp sau mưa lũ.

Ngày 5/10, BSCKII Hoàng Quốc Kiều – Phó giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật Nghệ An (CDC Nghệ An) cho biết, đơn vị đang khẩn trương xử lý môi trường, nước và phòng chống dịch bệnh ở bản Sơn Hà, xã Tà Cạ – nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trong đợt lũ ống, lũ quét vừa qua.

Nỗ lực xử lý môi trường, nước và phòng chống dịch bệnh ở tâm lũ Kỳ Sơn  - Ảnh 1.

Đoàn công tác của CDC Nghệ An tiếp cận bản Sơn Hà, xã Tà Cà đang bị cô lập vì mưa lũ.

BS. Kiều cho biết thêm, trước mắt đoàn tiếp cận nhanh nhất các trường hợp bị thương, ốm đau ở bản Sơn Hà để xử lý vết thương, khám, cấp phát thuốc cho các bệnh nhân. Đồng thời phát thuốc phòng, điều trị các bệnh thường gặp trong bão lũ, ngập lụt (tiêu chảy, đau mắt đỏ, các loại thuốc giảm đau, hạ sốt..)

Nỗ lực xử lý môi trường, nước và phòng chống dịch bệnh ở tâm lũ Kỳ Sơn  - Ảnh 2.

Nhân viên y tế cấp phát thuốc cho người dân vùng lũ.

Ngoài ra, đoàn đánh giá tình trạng vệ sinh nguồn nước và hướng dẫn người dân cách xử lý nước sinh hoạt trong mùa mưa lũ, ngập lụt. Song song với đó, các lực lượng cũng khai nhanh việc phun hoá chất để khử khuẩn môi trường, nhà của sau bão lũ.

Nỗ lực xử lý môi trường, nước và phòng chống dịch bệnh ở tâm lũ Kỳ Sơn  - Ảnh 3.

Khẩn trương khử khuẩn các đơn vị, nhà dân trong vùng lũ.

BSCKI Bùi Thị Thúy Ngân – Trưởng Khoa Sức khỏe Môi trường, Y tế Trường học, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Nghệ An khuyến cáo: Khi mưa lũ xảy ra, nước lũ ngập tràn khắp nơi, cuốn trôi tất cả mọi thứ trên mặt đất như chất thải từ cống rãnh, xác súc vật, phân chuồng gia súc, gia cầm, các loại côn trùng, cây cối gãy đổ… làm nguồn nước và môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng. Các giếng nước cũng có khả năng ngập chìm trong nước lụt.

Nỗ lực xử lý môi trường, nước và phòng chống dịch bệnh ở tâm lũ Kỳ Sơn  - Ảnh 4.
Nỗ lực xử lý môi trường, nước và phòng chống dịch bệnh ở tâm lũ Kỳ Sơn  - Ảnh 5.

Cán bộ CDC Nghệ An hướng dẫn bà con xử lý nguồn nước bị ô nhiễm.

Nỗ lực xử lý môi trường, nước và phòng chống dịch bệnh ở tâm lũ Kỳ Sơn  - Ảnh 6.

Vì vậy, sau khi nước lụt rút, cần có các biện pháp xử lý ngay nguồn nước và môi trường bị ô nhiễm để đề phòng các nguy cơ nhiễm bệnh, ảnh hưởng đến sức khỏe. Mọi người cần thực hiện thau rửa bể nước, giếng nước, dụng cụ chứa nước và dùng hóa chất để khử trùng nước ăn uống và sinh hoạt theo hướng dẫn của nhân viên y tế. Xử lý nguồn nước của giếng khơi bị ô nhiễm, cần tiến hành thau vét và rửa giếng nước, làm trong nước giếng và khử trùng nước giếng đúng cách.

Trường hợp không có phèn chua để làm trong nguồn nước, có thể làm một bể lọc cát tạm thời bằng một thùng, xô hay vại với thể tích chứa khoảng 20 – 30 lít nước. Đục một lỗ với đường kính chừng 1 cm trên vách thành, cách đáy thùng 5cm. Cho một ít đá hoặc gạch vỡ lót ở đáy, đặt một mảnh bao tải gai lên trên rồi đổ cát dày khoảng 25 – 30 cm. Đổ nước giếng vào cho đến khi nước chảy ra trong suốt thì lấy để khử trùng.

Nếu giếng nước bị ngập nhưng nước lụt không tràn vào giếng và nước giếng còn trong thì vẫn phải tiệt trùng trước khi sử dụng. Nếu điều kiện cho phép nên múc cho nước cạn và thau vét. Nếu không có điều kiện, có thể tiến hành tiệt trùng ngay nước trong giếng để sử dụng tạm; một vài tuần sau tiến hành thau vét giếng nước.

Cách xử lý nước giếng khoan đơn giản hơn. Người dân cần bơm hết nước đục và bơm tiếp tục khoảng 15 phút để loại bỏ nước có khả năng bị nhiễm bẩn. Sau đó có thể sử dụng được nguồn nước giếng khoan. Mọi người cần chú ý làm vệ sinh sạch sẽ bơm nước và sàn nền giếng khoan.

Theo Báo SK&ĐS