Điện thoại CSKH: 19008082 - 0886.234.222
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
Thời gian làm việc: Khám bệnh: 7h-16h (Thứ 2-Thứ 6), 7h-12h (Sáng thứ 7), trừ nghỉ lễ ----- Tiếp nhận cấp cứu và điều trị nội trú 24/7, kể cả nghỉ lễ
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
Thời gian làm việc: Khám bệnh: 7h-16h (Thứ 2-Thứ 6), 7h-12h (Sáng thứ 7), trừ nghỉ lễ
Tiếp nhận cấp cứu và điều trị nội trú 24/7, kể cả nghỉ lễ
Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An > Y học thường thức > Ngộ độc cá nóc

Ngộ độc cá nóc

1. Ngộ dộc cá nóc là gì

– Ngộ độc cá nóc là các trường hợp bệnh nhân ăn phải cá nóc có chứa độc tố. Nguyên nhân gây ngộ độc cá nóc chính là do độc chất tetrodotoxin ở trong cá nóc. Độc chất này ảnh hưởng rất lớn tới hệ thần kinh, hậu quả chính là liệt cơ và suy hô hấp

– Các bộ phận cá nóc chứa độc tố: Tetrodotoxin tập trung ở trứng, ruột, gan và tinh hoàn của cá.

2. Mức độ nguy hiểm của ngộ độc cá nóc: Ngộ độc cá nóc là tình trạng ngộ độc nặng, thậm chí có thể tử vong do liệt cơ hô hấp và tụt huyết áp.

3. Biểu hiện của ngộ độc cá nóc

Biểu hiện ngộ độc cá nóc thường xảy ra sau 10-45 phút sau khi ăn cá nóc còn độc tố, kể cả khô hay ruốc cá. Ban đầu, người bệnh sẽ thấy tê miệng, lưỡi, 2 môi, tăng tiết nước bọt, buồn nôn và nôn, kèm theo đó có thể có các triệu chứng như:

  • Mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt.
  • Khó nói.
  • Ngón, bàn tay, bàn chân tê yếu.
  • Mất phản xạ.
  • Tụt huyết áp nghiêm trọng.
  • Trong 4-6 giờ các triệu chứng có thể tiến triển nặng thêm và dẫn tới tê liệt, mất ý thức cuối cùng là suy hô hấp và tử vong.

4. Sơ cứu khi phát hiện ngộ độc cá nóc

– Để xử lý tại chỗ, nếu người bệnh có các triệu chứng của ngộ độc sau ăn cá nóc khoảng 3 giờ có thể cố gắng nôn ói, ho khạc, nên đặt người bệnh nằm nghiêng đầu thấp để chống sặc. Có thể cho người bệnh uống than hoạt tính khi còn tỉnh liều 30g pha với 250ml nước sạch. Đối với trẻ từ 1-12 tuổi, dùng liều 25g than hoạt tính với 100-200ml nước sạch. Đối với trẻ dưới 1 tuổi thì dùng 1g than hoạt tính/1kg cân nặng pha với 50ml nước sạch. Nên uống sớm trong vòng 1 giờ sau khi ăn cá nóc để đạt hiệu quả cao nhất.

– Đối với các bệnh nhân đã  hay rối loạn ý thức, khó thở hoặc thở yếu, ngưng thở cần thực hiện hô hấp nhân tạo, thổi ngạt và đưa tới cơ sở y tế để được điều trị hồi sức cấp cứu.

5. Điều trị và theo dõi tại bệnh viện

Hiện tại chưa có thuốc giải độc đặc hiệu của độc tố tetrodotoxin. Các điều trị tại bệnh viện gồm có:

  • Điều trị triệu chứng
  • Truyền dịch, dùng thuốc vận mạch khi có tụt huyết áp
  • Đặt ống nội khí quản, thông khí nhân tạo xâm nhập khi có suy hô hấp

Hiện tại khoa Chống độc, Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An có đầy đủ các bác sỹ và điều dưỡng được đào tạo bài bản về chuyên khoa chống độc và có những thiêt bị y tế hiện đại như máy lọc máu liên tục, máy thở, sẵn sàng cấp cứu, điều trị tất cả các bệnh nhân ngộ độc từ nhẹ đến nặng trong địa bàn tỉnh và các tỉnh lân cận.

🏥BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ ĐA KHOA NGHỆ AN
🏆Chất lượng hàng đầu – Phát triển chuyên sâu – Nâng tầm cao mới
🛣️Địa chỉ: Km5, Đại lộ Lê Nin, TP Vinh, Nghệ An
🌎Website: www.bvnghean.vn
🌍Facebook: bvhndknghean
☎️☎️TỔNG ĐÀI CSKH + ĐẶT LỊCH KHÁM: 1900.8082 – 0886.234.222, Thời gian đặt lịch khám từ Thứ 2 đến Thứ 6