Dịch và tổng hợp: Bs Lê Đình Sáng, Ds. Lê Thị Hương Giang – Phòng QLCL
Tải file guidelines đính kèm: Methanol poisoning
Methanol thường được gọi là cồn công nghiệp, thường có nhiều công dụng khác nhau: làm sơn, dung môi…Tuy nhiên chất này rất độc với cơ thể và hoàn toàn không được dùng làm rượu thực phẩm như ethanol.
Methanol được hấp thu nhanh chóng và hoàn toàn qua đường tiêu hóa (nồng độ đỉnh đạt được sau 30-90 phút), có thể hấp thu qua da và đường hô hấp. Methanol không gắn với protein huyết tương. Thể tích phân bố 0.7L/kg. Phần lớn được chuyển hóa qua gan nhưng chậm hơn so với ethanol và ethylen glycol, giải thích cho hiện tượng nhiễm độc xuất hiện chậm. Tốc độ chuyển hóa của methanol chậm và rất thay đổi. Bản thân Methanol tác dụng giống ethanol nhưng sau đó methanol chuyển hóa thành acid formic, sau đó thành formate, gây nhiễm toan chuyển hóa, độc với các tạng, đặc biệt là thần kinh và thị giác. Khi trong rượu có cả ethanol và methanol thì chuyển hóa gây độc của methanol xuất hiện chậm hơn và biểu hiện nhiễm độc muộn, bệnh nhân và bác sĩ có thể chỉ chú ý đến ngộ độc kiểu ethanol lúc đầu và dễ bỏ sót giai đoạn ngộ độc về sau của methanol. Ngộ độc methanol thường nặng, dễ tử vong nếu không được phát hiện kịp thời và điều trị tích cực.
Các triệu chứng nhiễm độc thường xuất hiện trong vòng 30 phút sau uống nhưng có thể muộn hơn, tùy thuộc vào số lượng và bệnh nhân có uống ethanol hay không (nếu có triệu chứng xuất hiện chậm hơn).
Thường có 2 giai đoạn, giai đoạn kín đáo (vài giờ đến 30 giờ đầu) và giai đoạn ngộ độc rõ tiếp theo sau. Vì triệu chứng lúc đầu thường kín đáo và nhẹ (ức chế nhẹ thần kinh, an thần, vô cảm) nên thường bị bỏ qua hoặc trẻ nhỏ không được phát hiện. Biểu hiện thường gặp là:
+ Định lượng nồng độ methanol máu (>20mg/dL), định lượng nồng độ ethanol máu: làm ít nhất 2 lần/ngày, xét nghiệm lúc vào viện, trước và sau lọc máu, khi kết thúc điều trị.
+ Áp lực thẩm thấu máu, luôn kết hợp xét nghiệm ure, glucose và điện giải để tính khoảng trống ALTT máu, khí máu động mạch có lactat, tính khoảng trống anion nếu có toan chuyển hóa: tốt nhất làm 4 giờ/lần. Khoảng trống ALTT máu = ALTT đo được – ALTT ước tính (ALTT ước tính = Na x 2 + Ure (mmol/L) + Glucose (mmol/L)
+ Khoảng trống ALTT lúc đầu tăng, khí máu bình thường, sau đó ALTT giảm dần nhưng đồng thời toan chuyển hóa xuất hiện và khoảng trống anion tăng dần, kết thúc là tử vong hoặc di chứng hoặc hồi phục
+ Thở nhanh, sâu
+ Mắt: rối loạn về nhìn, đồng tử giãn. Soi đáy mắt có thể thấy phù gai thị
+ Khoảng trống ALTT tăng lúc đầu sau đó giảm dần, đồng thời nhiễm toan chuyển hóa xuất hiện, khoảng trống anion tăng và nặng dần. Toan chuyển hóa nhưng lactat và ceton thấp
+ Nồng độ methanol máu > 50mg/dL hoặc khoảng trống ALTT > 10mOsm/kg
+ Toan chuyển hóa rõ bất kể nồng độ methanol
+ Bệnh nhân có rối loạn về nhìn
+ Suy thận không đáp ứng với điều trị thường quy
+ Ngộ độc methanol ở người nghiện rượu bất kể nồng độ methanol máu
+ Lọc máu thẩm tách (thận nhân tạo): cho bệnh nhân huyết động ổn định (huyết áp bình thường, không bị suy tim nặng). Có thể có hiện tượng tái phân bố methanol từ các tổ chức trở lại máu, do vậy cần theo dõi khoảng trống ALTT, khí máu, nồng độ methanol ngay sau lọc để xét chỉ định lọc tiếp.
+ Lọc máu liên tục: áp dụng cho bệnh nhân huyết động không ổn định, lọc liên tục tránh được hiện tượng tái phân bố methanol tới khi methanol âm tính và khí máu bình thường.
+ Lọc màng bụng: áp dụng cho các cơ sở không có các phương tiện lọc máu trên.
Ethanol và fomepizole (4-methylpyrazol): ngăn cản việc methanol chuyển hóa thành các chất độc (acid formic và format), methanol tự do sẽ được đào thải khỏi cơ thể qua thận hoặc lọc máu. Khi ngừng các thuốc này hoặc dùng không đủ và bệnh nhân không được lọc máu, methanol tiếp tục được chuyển hóa và gây độc.
Chỉ định:
Ethanol hoặc fomepizole nên được dùng ở các bệnh nhân sẽ và đang được lọc máu liên tục hoặc trong thời gian chờ đợi lọc máu thẩm tách để ngăn chặn quá trình chuyển hóa gây độc tiếp diễn của methanol trong khi chưa được loại bỏ khỏi cơ thể.
– Cách dùng ethanol đường uống:
+ Loại ethanol dùng: loại rượu uống, sản phẩm đảm bảo an toàn và ghi rõ độ cồn (%)
+ Cách pha: pha thành rượu nồng độ 20% (1ml chứa 0,16 gam ethanol), loại nồng độ trên 20% cần được pha.
+ Liều ban đầu: 800mg/kg (4ml/kg), uống (có thể pha thêm đường hoặc nước quả) hoặc nhỏ giọt qua sonde dạ dày
+ Liều duy trì: Người không nghiện rượu: 80-130mg/kg/giờ (0.4 đến 0.7ml/kg/giờ), ở người nghiện rượu: 150mg/kg/giờ (0.8ml/kg/giờ), uống hoặc qua sonde dạ dày
+ Liều dùng duy trì trong và sau khi lọc máu: 250 đến 350 mg/kg/giờ (1.3 đến 1.8ml/kg/giờ), uống hoặc qua sonde dạ dày
+ Ngừng ethanol khi đạt các tiêu chuẩn sau: khoảng trống thẩm thấu máu về bình thường hoặc nồng độ methanol máu < 10mg/dL; tình trạng nhiễm toan chuyển hóa như mô tả trên và lâm sàng (đặc biệt thần kinh trung ương) đã cải thiện.
– Axit folic, thúc đẩy quá trình giải độc của cơ thể (chuyển hóa acid formic và format), viên 5mg, 2 viên/ngày (người trên 1 tuổi), hoặc 0,5mg/kg với trẻ dưới 1 tuổi.
– Natribicarbonate: cho khi nhiễm toan chuyển hóa, liều 1-2mEq/kg cho cả trẻ em và người lớn, điều chỉnh để pH bình thường.
Truyền thông và ứng dụng chuyển đổi số Y tế tại bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An – Hưởng ứng ngày chuyển đổi số quốc gia năm 2024
Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An tiếp tục thực hiện thành công lấy, ghép tạng từ người cho chết não
Phẫu thuật nội soi cắt khối tá tụy tại Bệnh Viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An
Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An phẫu thuật thành công cấy điện cực ốc tai cho hai bệnh nhân nhi
Copyright © 2024 BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ ĐA KHOA NGHỆ AN