Điện thoại CSKH: 19008082 - 0886.234.222
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
Thời gian làm việc: Khám bệnh: 7h-16h (Thứ 2-Thứ 6), 7h-12h (Sáng thứ 7), trừ nghỉ lễ ----- Tiếp nhận cấp cứu và điều trị nội trú 24/7, kể cả nghỉ lễ
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An > Đào tạo liên tục > Ngộ độc thuốc trừ sâu Phospho hữu cơ: triệu chứng, chẩn đoán, hướng điều trị

Ngộ độc thuốc trừ sâu Phospho hữu cơ: triệu chứng, chẩn đoán, hướng điều trị

 

Thuốc trừ sâu phospho hữu cơ (PPHC) là một trong hai loại thuốc trừ sâu thuốc nhóm ức chế Cholinesterase đang đực sử dụng rộng rãi trong nông nghiệp. Cũng vì sử dụng rộng rãi như vậy nên ngộ độc cấp phospho hữu cơ là một bệnh cảnh cấp cứu rất thường gặp, chiếm khoảng 20-30 % trường hợp ngộ độc cấp thuốc trừ sâu phải vào viện.

1. Case lâm sàng

Vừa qua khoa chống độc đã điều trị thành công 1 trường hợp ngộ độc phospho hữu cơ:

Bệnh nhân L.V.T, 56 tuổi, vào viện vì giảm ý thức, khó thở sau khi uống 1 lọ thuốc trừ sâu phospho hữu cơ. Bệnh nhân được sử dụng thuốc giải độc là Atropin, thở máy, bổ sung dinh dưỡng.

 Tình trạng bệnh nhân cải thiện dần, đến ngày 13/11/2023, sau 11 ngày điều trị, tình trạng bệnh nhân ổn định, khỏi bệnh, không để lại di chứng, đã được xuất viện. Trước khi ra viện, bệnh nhân và gia đình được các bác sỹ giải thích tình trạng và độc tính của các trường hợp ngộ độc thuốc trừ sâu và các loại khác và hướng dẫn các biện pháp phòng ngộ độc hoá chất, thuốc trừ sâu.

2. Lâm sàng- Cận lâm sàng

2.1. Lâm sàng:

2.1.1. Hội chứng muscarin (M).

+ Da lạnh tái.

+ Đồng tử co < 2mm.

+ Đau bụng, buồn nôn, nôn , tiêu chày.

+ Tăng tiết và co thắt phế quản: biểu hiện bằng cảm giác khó thở, chẹn ngực. khám thấy rale ẩm, rít, ngáy ở 2 phổi.

+ Nhịp chậm < 60 lần/ phút: cần ghi điện tim đồ để xác định loại loạn nhịp.

2.1.2. Hội chứng nicotin (N)

+ Máy cơ tự nhiên hoặc sau gõ cơ denta, cơ ngực, cơ bắp chân.

+ Co cứng hoặc liêt cơ.

+ Phản xạ gân xương tăng: Tăng nhạy cảm, giảm và mất.

2. 1.3. Chẩn đoán hội chứng bệnh lý thần kinh trung ương:

+ Có rối loạn ý thức các mức độ đến hôn mê.

+ Bắt đầu 24 tới 96 giờ sau nhiễm độc, khi các triệu chứng cường choline đó đã được giải quyết.

+ Liệt các cơ gốc chi, cơ gấp cổ, các cơ hô hấp và cơ thần kinh sọ chi phối. liệt mềm, giảm phản xạ gân xương.

2.2. Cận lâm sàng:

 –  Công thức máu, sinh hoá máu.

–  Xét nghiệm Cholinesterase huyết tương (pChE): giảm <50% giá trị trung bình tối thiểu. Đây là xét nghiệm đặc hiệu nhất trong chẩn đoán và theo dõi điều trị

– X quang phổi: phát hiện tổn thương do viêm phổi hít có thể xảy ra khi bệnh nhân uống thuốc trừ sâu

– Điện tâm đồ: phát hiện rối loạn nhịp tim

 –  Khí máu động mạch, lactat máu: 1 số trường hợp ngộ độc nặng có thể xảy ra nhiễm toan chuyển hóa nặng

– Điện cơ đồ: trước khi cho bệnh nhân ra viện, cần chỉ định làm điện cơ 4 chi để phát hiện bất thường vì bệnh nhân có thể có triệu chứng co giật trong thời gian đầu bị ngộ độc.

3. Chẩn đoán mức độ nặng nhẹ

– Nặng: nồng độ ChE < 10% giá trị bình thường

–  Trung bình: nồng độ ChE 10-20 % giá trị bình thường

– Nhẹ: nồng độ ChE 20-50% giá trị bình thường

4. Điều trị

–  Ngộ độc qua đường hô hấp: đưa ngay bệnh nhân ra khỏi khu vực nhiễm độc, đặt nằm nơi thoáng gió. Nếu cần và khi có thể cho thông khí nhân tạo.

– Ngộ độc đường da: cởi bỏ quần áo nhiễm độc chất. Rửa vùng da tiếp xúc độc chất với xà phòng và nước sạch.

– Ngộ độc đường tiêu hóa: gây nôn nếu phát hiện sớm và bệnh nhân còn tỉnh, không có nguy cơ sặc vào phổi. Rửa dạ dày nếu không gây nôn được và sau khi gây nôn vẫn nên rửa dạ dày

–  Thuốc đặc hiệu:

 + Atropin

 +  Pralidoxime (PAM)

Đây là 2 thuốc điều trị đặc hiệu, hiện khoa Chống độc BV HNĐK Nghệ An có sẵn thuốc Atropin để dùng cho các trường hợp ngộ độc này

5. Dự phòng

– Cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy tắc cất giữ, vận chuyển, sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật.

– Các hoá chất bảo vệ thực vật cần được để tại những nơi kín đáo, ở nhà kho riêng biệt hoặc trong các hộp riêng, có khoá. Không để các HC bảo vệ thực vật gần các nơi để thức ăn, nước uống. Không dấu thuốc diệt chuột lên mái nhà, mái bếp.

– Các loại chai lọ bao bì đựng thuốc bảo vệ thực vật cần có đầy đủ nhãn hiệu. không đựng thuốc bảo vệ thực vật trong các vỏ chai lọ nước giải khát (ví dụ vỏ chai lavie).

– Không để bất cứ loại hoá chất bảo vệ thực vật nào trong khu vực trẻ em thường vui chơi qua lại.