Điện thoại CSKH: 19008082 - 0886.234.222
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
Thời gian làm việc: Khám bệnh: 7h-16h (Thứ 2-Thứ 6), 7h-12h (Sáng thứ 7), trừ nghỉ lễ ----- Tiếp nhận cấp cứu và điều trị nội trú 24/7, kể cả nghỉ lễ
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An > Y học thường thức > Nguy cơ xuất huyết tiêu hóa do các thuốc NSAID (Thuốc giảm đau kháng viêm không Steroid)

Nguy cơ xuất huyết tiêu hóa do các thuốc NSAID (Thuốc giảm đau kháng viêm không Steroid)

Thuốc giảm đau kháng viêm không steroid (NSAID) là thuốc có hiệu quả trong điều trị đau khớp và các rối loạn khác liên quan đến cơ xương.

                                 

Tuy nhiên, sử dụng thuốc NSAID có thể gặp các tác dung phụ của thuốc như: loét dạ dày và các biến chứng phức tạp của nó, nghiêm trọng nhất có thể kể đến xuất huyết tiêu hóa và thậm chí bị thủng đường tiêu hóa. Có đến 25% người dùng NSAID lâu dài sẽ phát triển thành bệnh loét đường tiêu hóa và 2 – 4% sẽ có xuất huyết hoặc thủng đường tiêu hóa.

    Hình ảnh nội soi dạ dày của bệnh nhân 

Hiện nay, thuốc NSAID được quảng cáo khá nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng và khi quảng cáo, người ta thường không đề cập đến những tác dụng phụ của nhóm thuốc này, đặc biệt người bệnh vì mong muốn giảm triệu chứng đau mà lạm dụng thuốc NSAID kéo dài. Vì vậy, đã có rất nhiều bệnh nhân bị tác dụng phụ của thuốc.

Do đó, để tránh các tác dụng phụ của thuốc người bệnh nên sử dụng thuốc NSAID theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, ngoài ra người bệnh cũng nên tham khảo một số giải pháp giúp ngăn chặn cơ chế gây loét dạ dày của nhóm thuốc Nsaid dưới đây: 

1.  Thay đổi thói quen sinh hoạt

– Ăn đủ bữa, đúng giờ; không nên bỏ bữa, ăn uống thất thường.

– Hạn chế ăn các đồ ăn khó tiêu, cay nóng, quá chua.

– Hạn chế tối đa bia rượu, cà phê, không hút thuốc lá.

– Nên ăn các thức ăn dễ tiêu hóa như sữa chua, cải bắp, chuối…

– Giữ tâm trọng thoải mái, thư giãn, tránh căng thẳng, mệt mỏi kéo dài.

2. Thay đổi thuốc NSAID

Khi có dấu hiệu dạ dày bị loét do NSAID, người bệnh nên ngừng sử dụng thuốc và đến gặp bác sĩ để được tư vấn thay đổi loại thuốc NSAID khác.

3.  Để ngăn ngừa loét dạ dày ở những người dùng NSAID, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân sử dụng thuốc có tác dụng giảm loét dạ dày do NSAID gây ra gồm

  • Thuốc ức chế bơm proton (PPI): Làm giảm tiết acid dịch, được sử dụng rộng rãi để làm lành vết loét dạ dày và tá tràng. 
  • Thuốc đối kháng thụ thể H2 (H2RA): Ngăn chặn sản xuất histamine trên các tế bào thành, đặc biệt là trong dạ dày và làm giảm sản xuất axit trong các tế bào này.
  • Misoprostol: Ức chế bài tiết axit dạ dày, kích thích bài tiết chất nhầy bảo vệ dạ dày và can thiệp vào đúng cơ chế gây loét dạ dày của NSAID.