Điện thoại CSKH: 19008082 - 0886.234.222
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
Thời gian làm việc: Khám bệnh: 7h-16h (Thứ 2-Thứ 6), 7h-12h (Sáng thứ 7), trừ nghỉ lễ ----- Tiếp nhận cấp cứu và điều trị nội trú 24/7, kể cả nghỉ lễ
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An > Đào tạo liên tục > Nguyên nhân và cách phòng ngừa khi bị nhiễm ký sinh trùng thực phẩm bẩn

Nguyên nhân và cách phòng ngừa khi bị nhiễm ký sinh trùng thực phẩm bẩn

Thời điểm tết đến xuân về, nhà nhà người người lại càng trở nên tất bật với không khí đón tết. Ngày tết, những bữa tiệc sum vầy với những mâm cỗ sẽ là thứ không thể thiếu của mọi gia đình. Tuy nhiên song song với đó, nguy cơ nhiễm ký sinh trùng thực phẩm bẩn là điều khó tránh khỏi. Vậy bỏ ra vài phút, chúng ta cùng tìm hiểu cơ bản về nó để nhận biết và phòng tránh các nguy cơ nhé.

 Ký sinh trùng là sinh vật sống ký sinh và được bảo vệ nhờ vật chủ. Chúng có thể lây truyền từ động vật sang người, từ người sang người hoặc từ người sang động vật.

1. Nguyên nhân nào gây nhiễm ký sinh trùng thực phẩm bẩn?

– Bạn có thể bị lây nhiễm ký sinh trùng nếu sử dụng nguồn nước và thực phẩm nhiễm bẩn hoặc đưa bất cứ thứ gì vào miệng sau khi tiếp xúc với phân của người hoặc động vật nhiễm bệnh. Những sinh vật này sống và sinh sản trong các mô, cơ quan của con người, động vật bị nhiễm bệnh và thường được bài tiết qua phân.

– Ký sinh trùng có nhiều loại khác nhau và có kích thước đa dạng từ các tế bào nhỏ, đơn bào, vi sinh vật (động vật đơn bào) đến các con lớn hơn, đa bào (giun sán) có thể nhìn thấy mà không cần có kính hiển vi. Vòng đời của chúng cũng có thể thay đổi. Trong khi một số ký sinh trùng kí sinh trên một vật chủ cố định, một số khác lại trải qua một loạt các giai đoạn phát triển trên các vật chủ trung gian.

– Một số ký sinh trùng phổ biến có liên quan đến bệnh đường ruột do thực phẩm là giardia duodenalis, Strongyloides stercoralis (giun lươn), Toxocara (Giun đũa chó mèo), Fasciola (Sán lá gan lớn), taenia saginata (sán dây bò) và taenia solium (sán dây lợn)…

2. Triệu chứng khi bạn bị nhiễm ký sinh trùng bẩn là gì?

Thông thường khi bị nhiễm bệnh, các triệu chứng biểu hiện bệnh sẽ không xuất hiện ngay mà tiến triển từ từ nên nhiều lúc người bệnh sẽ không dễ nhận biết các biểu hiện bệnh.

2.1. Trường hợp bị nhiễm giun

Sau khi cơ thể nhiễm trứng hoặc ấu trùng của giun, chúng sẽ trú ngụ tại ruột của người bị nhiễm và sẽ hút máu, các chất dinh dưỡng gây ra các dấu hiệu dễ nhận thấy là cơ thể bị thiếu chất, thiếu máu mãn tính và suy dinh dưỡng.

Nghiêm trọng hơn, tùy vào loại ấu trùng giun bị nhiễm có thể dẫn đến các triệu chứng nguy hiểm đối với con người, cụ thể như sau:

– Nhiễm ấu trùng của giun đũa có thể gây ra hiện tượng tắc ruột, giun chui ống mật hoặc nghiêm trọng hơn là viêm màng não…

– Nhiễm ấu trùng của giun móc có thể gây nên tình trạng viêm loét dạ dày và tá tràng…

– Nhiễm giun chỉ có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến hệ bạch huyết, làm suy giảm hệ miễn dịch của cơ thể và gây nên hiện tượng sưng phù tay chân…

– Nhiễm ấu trùng của giun xoắn có thể gây sốt cao, phù nề cơ thể, teo cơ và cứng khớp dẫn đến di chuyển gặp nhiều khó khăn…

2.2. Trường hợp bị nhiễm sán

Trong cơ thể, ấu trùng của sán sinh trưởng tại khá nhiều bộ phận khác nhau. Tùy vào vị trí mà sán sinh trường và phát triển sẽ gây ra các triệu chứng khác nhau đối với người bị nhiễm, cụ thể:

– Nếu sán sinh trưởng và phát triển ở phổi có thể gây ra tình trạng đau tức ngực, ho khạc đờm, ho ra máu.

– Nếu sán sinh trưởng và phát triển ở ruột có thể gây ra nhiều triệu chứng về đường ruột như đau bụng, buồn nôn, khó tiêu, đi ngoài phân lỏng,… Nếu kéo dài có thể khiến cơ thể suy kiệt và mất sức nghiêm trọng.

– Nếu cơ thể nhiễm sán lá gan có thể gây ra hiện tượng đau tức hạ sườn nghiêm trọng, vàng da, nước tiểu có màu vàng sẫm, cơ thể mệt mỏi và mất sức.

– Nếu sán sinh trưởng và phát triển ở não có thể gây ra viêm màng não, đau đầu, động kinh,…

3. Cách phòng ngừa ô nhiễm thực phẩm bẩn do ký sinh trùng

– Luôn thực hiện đúng phương châm “ăn chín, uống sôi”, nếu có sử dụng rau sống cần rửa trực tiếp dưới nguồn nước chảy. Hạn chế ăn các loại thực phẩm tái, thực phẩm tươi sống như gỏi, tiết canh,…

– Giữ thói quen rửa sạch tay bằng xà phòng trước mỗi bữa ăn và sau khi đi vệ sinh để đảm bảo bàn tay luôn sạch sẽ.

– Vệ sinh sau khi chăm sóc người hoặc vật nuôi bị ốm

– Giữ cho phòng bếp sạch sẽ, tiêu diệt các loại động vật có hại như chuột, gián, ruồi,… để tránh lây nhiễm ký sinh trùng cho thực phẩm đã được nấu chín.

– Định kỳ 6 tháng một lần nên sử dụng các loại thuốc tẩy giun sán phù hợp với độ tuổi để loại bỏ các loại giun sán (nếu có) trong cơ thể và bảo vệ sức khỏe.

Để đặt lịch khám và tìm hiểu thông tin, xin vui lòng liên hệ

Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An.

Địa chỉ: Km5, Đại lộ lê Nin, xã Nghi Phú, Vinh, Nghệ An

Số điện thoại đặt lịch khám: 19008082

Thời gian đặt hẹn: 7h – 16h thứ 2 đến thứ 6

Website: https://bvnghean.vn.

Fanpage: https://www.facebook.com/bvhndknghean/.