Điện thoại CSKH: 19008082 - 0886.234.222
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
Thời gian làm việc: Khám bệnh: 7h-16h (Thứ 2-Thứ 6), 7h-12h (Sáng thứ 7), trừ nghỉ lễ ----- Tiếp nhận cấp cứu và điều trị nội trú 24/7, kể cả nghỉ lễ
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An > TIN TỨC > Tin y tế > NHẬT KÝ TRỰC ĐÊM CỦA BÁC SỸ CẤP CỨU

NHẬT KÝ TRỰC ĐÊM CỦA BÁC SỸ CẤP CỨU

NHẬT KÝ TRỰC ĐÊM CỦA BÁC SỸ CẤP CỨU

Trong điều trị khám chữa bệnh (KCB), rủi ro là điều không ai mong muốn, nhưng lại khó tránh khỏi. Giảm thiểu tai biến y khoa luôn là mong mỏi thiết tha của cả các thầy thuốc lẫn người dân.Thực tế, tại các cơ sở Y tế, nhiều trường hợp những người thân bệnh nhân phản ứng quá mạnh sau những tai biến y khoa ngoài mong muốn. Đứng trước một trong những tình huống như thế, đội ngũ y bác sỹ sẽ xử lý như thế nào? Sau đây, Ban Biên tập website xin đăng tải lời tâm sự của Bác sỹ Nguyễn Văn Ngọc, khoa Cấp cứu Bệnh viện HNĐK Nghệ An

Hết tuần này là vừa tròn 2 năm đi học. Hôm trước là ngày trực cuối cùng, thở phào nhẹ nhõm vì giờ còn có thể được ngồi đây viết những dòng này.

Bệnh nhân vào viện lúc 20 giờ, phù phổi cấp, thở ngáp cá, toàn thân tím đen, được người thân đưa vào khoa cấp cứu. Người đưa vào xưng là chị của bệnh nhân và là bác sĩ thú y. Bệnh nhân lập tức được xử trí thở oxy, tiêm morphin, lợi tiểu nhưng ko đỡ. Sau 10 phút tình trạng bệnh nặng hơn, bác sĩ chuẩn bị đặt nội khí quản cấp cứu cho bệnh nhân nhưng người thân không đồng ý và yêu cầu đẩy vào khoa hồi sức tích cực (HSTC) ngay.

(Ảnh mang tính minh họa)

Khoa HSTC cách khoa cấp cứu 200m và khóa cửa toàn bộ. Nếu đẩy vào theo yêu cầu của họ thì bệnh nhân chắc chắn tử vong. Lúc này người nhà của họ đã đến rất đông và nhảy vào chửi bới, đòi đánh đập nhân viên y tế nếu không đẩy người nhà họ vào khoa HSTC. Nhân viên y tế vừa bóp bóng hỗ trợ hô hấp cho bệnh nhân vừa giải thích cho người thân nhưng họ vẫn không nghe và xông vào vây kín toàn bộ kíp trực và khoa cấp cứu.

Chúng tôi đã nhận định được tình huống này ngay từ khi tiếp xúc với người nhà bệnh nhân nên đã gọi cảnh sát 113 và trực lãnh đạo ngay khi bệnh nhân mới vào nhưng cảnh sát 113 và lãnh đạo chưa đến kịp. Chúng tôi đã phải lưỡng lự cấp cứu tiếp hay bỏ chạy. Nếu chạy trốn bệnh nhân sẽ chết. Ở lại cấp cứu tiếp có lẽ chúng tôi có thể chết. Cuối cùng chúng tôi quyết định cấp cứu tiếp. Vừa đặt nội khí quản vừa chịu sự đe dọa từ người nhà của họ đang vây kín chúng tôi.

Thật may mắn khi sau 40 phút cấp cứu bệnh nhân đã qua cơn nguy kịch và hồng hào trở lại. Khi bệnh nhân tỉnh lại thì người nhà mới dịu xuống. Chỉ còn 1 cô xưng là cháu bệnh nhân còn hùng hổ, lăm lăm chửi bới. Lúc này thì cảnh sát 113 và lãnh đạo Bệnh viện cũng đã đến. Không khí đã ổn định, gia đình bệnh nhân đã cảm nhận được nỗ lực của kíp trực.

Nghĩ lại nếu bệnh nhân đó không cứu được chắc chúng tôi cũng đã không còn lành lặn nữa. Giờ nghĩ lại vẫn còn run. Hi vọng sau 2 năm nữa sẽ có luật bảo vệ nhân viên y tế.

Bài và ảnh: Nguyễn Văn Ngọc