Điện thoại CSKH: 19008082 - 0886.234.222
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
Thời gian làm việc: Khám bệnh: 7h-16h (Thứ 2-Thứ 6), 7h-12h (Sáng thứ 7), trừ nghỉ lễ ----- Tiếp nhận cấp cứu và điều trị nội trú 24/7, kể cả nghỉ lễ
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An > Y học thường thức > Những điều cần biết về bệnh đau mắt đỏ

Những điều cần biết về bệnh đau mắt đỏ

BSCK2 Lê Thị Thanh Trà

Trưởng khoa Mắt

 

  1. Bệnh đau mắt đỏ là gì?

Bệnh đau mắt đỏ là bệnh của kết mạc mắt bị viêm nhiễm gây kích thích cương tụ các mạch máu phù nề và đỏ lên. Bệnh đau mắt đỏ trong y học gọi là Bệnh viêm kết mạc cấp. Bệnh đau mắt đỏ lây lan thành dịch (Đau mắt đỏ dịch) nguyên nhân là do vi rút gây nên.

  1. Triệu chứng:

Người bệnh đau mắt đỏ thường có biểu hiện rất điển hình như:

– Đỏ mắt, ngứa mắt, mắt tiết nhiều ghèn, chảy nước mắt, cảm giác có cộm như mắt, mi mắt đau nhức, sưng nề.

– Một số người bệnh còn có triệu chứng đau họng, ho, nổi hạch sau tai, mệt mỏi, sốt nhẹ…

  1. Nguyên nhân:

Bệnh đau mắt đỏ xảy ra chủ yếu do virus Adeno, Entero, trong khi virus Herpes simplex và virus Zoster ít phổ biến hơn.

  1. Đường lây bệnh:

Với virus gây bệnh đau mắt đỏ là do tiếp xúc với dịch tiết của người bệnh.

– Chạm vào dịch tiết nhiễm mầm bệnh dính trên vật dụng hay đồ dùng cá nhân như điện thoại, nút bấm cầu thang máy, chìa khóa, tay nấm cửa, gối, khăn mặt, bàn chải, đồ chơi… sử dụng nguồn nước chứa mầm bệnh.

 – Tất cả những yếu tố trên cộng với việc bạn có thói quen hay dụi mắt, sờ tay vào mũi, miệng, làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh.

  1. Biến chứng đau mắt đỏ:

 – Bệnh đau mắt đỏ thường hết sau 7-10 ngày nhưng một số người lớn và trẻ em bị biến chứng do do bệnh kéo dài hoặc chữa trị không hết như: viêm giác mạc, loét giác mạc, có thể dẫn đến mù lòa.

  1. Điều trị đau mắt đỏ

 – Tại nhà: Rửa mắt bằng dung dịch nước muối sinh lý NaCl 0,9% làm sạch mắt không để ghèn dử bám.

– Nếu sưng nề nhiều có thể chườm lạnh để giúp mắt bớt khó chịu, giảm sưng mi.

– Rửa tay thường xuyên với xà phòng. Tránh dùng chung ly, bát, khăn mặt… với người khác. Tránh dụi mắt, không đi bơi.

–  Với bệnh nặng nên nghỉ học, nghỉ làm trong 1 tuần.

  1. Phòng bệnh:

– Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, sử dụng nước sạch; không đưa tay lên dụi mắt, mũi, miệng; không dùng chung vật dụng cá nhân như: lọ thuốc nhỏ mắt, khăn mặt, kính mắt, khẩu trang…

– Vệ sinh mắt, mũi, họng hàng ngày bằng nước muối sinh lý, các thuốc nhỏ mắt, nhỏ mũi thông thường.

– Sử dụng xà phòng hoặc các chất sát khuẩn thông thường sát trùng các đồ dùng, vật dụng của người bệnh.

– Hạn chế tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi bị bệnh đau mắt đỏ.

– Người bệnh hoặc người nghi bị đau mắt đỏ cần hạn chế tiếp xúc với người khác và đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn, điều trị kịp thời. Không tự ý điều trị khi chưa có hướng dẫn của cán bộ y tế.

Để đặt lịch khám và tìm hiểu thông tin, xin vui lòng liên hệ Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An.

Km5, xã Nghi Phú, Vinh, Nghệ An.

Số điện thoại đặt lịch khám: 19008082 (Thời gian đặt hẹn: 8h – 16h thứ 2 đến thứ 6)

Website: https://bvnghean.vn.