Điện thoại CSKH: 19008082 - 0886.234.222
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
Thời gian làm việc: Khám bệnh: 7h-16h (Thứ 2-Thứ 6), 7h-12h (Sáng thứ 7), trừ nghỉ lễ ----- Tiếp nhận cấp cứu và điều trị nội trú 24/7, kể cả nghỉ lễ
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An > Y học thường thức > Nôi soi đại tràng là biện pháp tầm soát và phòng tránh ung thư đại trực tràng hiệu quả

Nôi soi đại tràng là biện pháp tầm soát và phòng tránh ung thư đại trực tràng hiệu quả

 TẠI SAO NÊN NỘI SOI TẦM SOÁT UNG THƯ ĐẠI TRÀNG?

Hầu hết ung thư đại tràng đều phát triển từ polyps tuyến đại tràng. Những Polyp tuyến này tiến triển theo thời gian và có thể trở thành ung thư trong thời gian tối thiểu 10 năm. Tuy nhiên, một điều may mắn là những Polyp đại tràng hầu hết được phát hiện và cắt bỏ dễ dàng qua nội soi. Do đó, thường xuyên nội soi tầm soát và loại bỏ Polyp sẽ giảm nguy cơ phát triển ung thư đại tràng lên đến 90% .

CHIẾN LƯỢC NỘI SOI TẦM SOÁT UNG THƯ ĐẠI TRÀNG PHỤ THUỘC VÀO YẾU TỐ NGUY CƠ CỦA MỖI CHÚNG TA

1. Với người bình thường: Nên nội soi đại trực tràng tầm soát ở độ tuổi ≥ 50 tuổi. Bởi Có tới 90% bệnh nhân ung thư đại tràng có độ tuổi trên 50. Độ tuổi càng cao thì nguy cơ mắc ung thư đại tràng càng cao. Sau đó mỗi 5 năm nội soi 1 lần nếu kết quả nội soi lần đầu là bình thường.

2. Với những người có nguy cơ trung bình: Là những người không có 1 trong các yếu tố sau:

– Đã từng bị polyp đại tràng và đã được cắt bỏ.

– Tiền sử gia đình có 01 thành viên trong gia đình trong mối quan hệ cấp 2 (ông bà, chú, bác) hoặc quan hệ cấp 3 (ông cố, hoặc cháu ruột) bị bệnh (ung thư đại tràng hoặc polyp tuyến). 

– Đã từng bị bệnh viêm ruột (bệnh Crohn) mức độ nhẹ và trung bình, thời gian mắc bệnh dưới 5 năm.

– Từng bị chiếu xạ ở vùng bụng hoặc khung chậu không do ung thư.

Người có nguy cơ trung bình bị ung thư đại tràng nên bắt đầu tầm soát ở độ tuổi 45. Chiến lược nội soi đại tràng nên thực hiện mỗi 3 năm 1 lần

3. Với những người có nguy cơ cao: Là những người có 1 trong các yếu tố sau:

– Người có 01 thành viên gia đình trong mối quan hệ cấp 1 bị bệnh như bố mẹ, anh, chị, em ruột bị ung thư đại tràng hoặc là polyps tuyến ở độ tuổi trẻ trước 60 tuổi.  

– Người có 2 thành viên gia đình trong mối quan hệ cấp 1 bị ung thư đại tràng hoặc là polyps tuyến ở độ tuổi ≥ 60.

– Người có một thành viên trong mối quan hệ cấp 1 bị ung thư đại tràng hoặc polyp tuyến được chẩn đoán từ 60 tuổi trở lên; hoặc 2 thành viên trở lên trong mối quan hệ cấp 2 (như ông bà, chú, dì…) bị bệnh ung thư đại tràng hoặc polyp tuyến.

– Người đã từng bị polyp đại tràng chưa được cắt bỏ, hoặc nhiều polyp đại tràng.

– Đã từng bị bệnh viêm ruột  (bệnh Crohn) mức độ nặng trong khoảng 5-10 năm

– Tiền sử gia đình bị các bệnh hội chứng di truyền liên quan đến ung thư đại tràng: polyp tuyến di truyền, hội chứng Lynch…

– Đã từng xạ trị vùng bụng hoặc khung chậu do ung thư trước đây.

Những người có nguy cơ cao thì nên thực hiện tầm soát sớm hơn (trước 40) tuổi và thường xuyên hơn mỗi 2 năm 1 lần.

4. Những người có nguy cơ rất cao

– Là những người được chẩn đoán đa polyp có tính chất gia đình hoặc không.

– Người bị viêm ruột IBD toàn bộ và 10 năm trở lên.

Những người này nên được thực hiện nội soi tầm soát sớm hơn (trước 35) tuổi và thường xuyên hơn mỗi 1 năm 1 lần.

TÓM LẠI:

Ung thư đại tràng là bệnh phổ biến, chiếm tỉ lệ cao ở Việt Nam và trên thế giới, việc tầm soát và phát hiện sớm có vai trò vô cùng quan trọng giúp điều trị hiệu quả và nâng cao chất lượng sống cho người bệnh từ đó giảm gánh nặng về tâm lý, kinh tế, và xã hội. Phương pháp nội soi đại tràng là phương pháp có nhiều ưu điểm vượt trội. Ngoài việc phát hiện được tổn thương dù rất nhỏ mà các phương pháp khác không phát hiện được, nội soi đại tràng còn xử lí được tổn thương ngay tại thời điểm nội soi (tùy thuộc vào loại và kích thước tổn thương). Vấn đề là khi nào nên tầm soát? Và ai nên tầm soát. Điều này phụ thuộc từng cá thể riêng biệt như đã trình bày ở trên.