Điện thoại CSKH: 19008082 - 0886.234.222
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
Thời gian làm việc: Khám bệnh: 7h-16h (Thứ 2-Thứ 6), 7h-12h (Sáng thứ 7), trừ nghỉ lễ ----- Tiếp nhận cấp cứu và điều trị nội trú 24/7, kể cả nghỉ lễ
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An > Đào tạo liên tục > Phẫu thuật điều trị khuyết hồng phần mềm bằng vạt tự do có cuống mạch rời

Phẫu thuật điều trị khuyết hồng phần mềm bằng vạt tự do có cuống mạch rời

TS.Nguyễn Đức Vương, BS.Trần Văn Quân

Khoa Chấn thương chỉnh hình – Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An

Khuyết hổng phần mềm (KHPM) là tổn thương thường gặp, do nhiều nguyên nhân làm mất tổ chức phần mềm làm lộ những cấu trúc quan trọng như: xương, khớp, gân, mạch máu, thần kinh.

Trước đây, việc điều trị KHPM thường gặp nhiều khó khăn, chủ yếu dựa vào các vạt tại chỗ, vạt có cuống mạch liền. Tuy nhiên nhiều vị trí, nhiều trường hợp vạt tại chỗ không đảm bảo được việc che phủ các khuyết hổng, gây khó khăn cho việc điều trị và phục hồi chức năng, nhiều lúc dẫn đến các cụt chi thể.

Chuyển vạt tự do (Free flap transfer) là chuyển vạt từ nơi này đến nơi khác trên cơ thể, mạch máu nuôi được cắt rời khởi nơi cho và sau đó được nối với mạch máu nơi nhận để tái lập tuần hoàn trong vạt.

Nhờ sự phát triển của vi giải phẫu học và vi phẫu thuật, cũng như dụng cụ, trang thiết bị mà việc phẫu thuật điều trị KHPM được phát triển với hiệu quả ngày càng cao. Trên thực tế, có nhiều vạt được lựa chọn như: vạt cơ lưng rộng, vạt đùi trước ngoài, vạt mu chân, vạt xương mác, vạt cơ thon, vạt cơ dép, vạt trung quốc…

Việc chọn vạt da cần xem xét các yếu tố: có cấu trúc giải phẫu, có hình dáng, kích thước theo yêu cầu của tổn thương, độ mềm, độ chùng của vạt da, ít để lại di chứng thẩm mỹ, chức năng nơi lấy vạt và nơi nhận vạt, không phải hy sinh động mạch chính của cơ thể và vạt có tính linh hoạt cao đáp ứng được nhiều nhu cầu tạo hình khác nhau, tính ổn định và khả năng chịu lực của vạt…thì các yếu tố khác cũng hết sức quan trọng cần được xem xét đến như: tỷ lệ sống sót của vạt, khả năng kiểm soát nhiễm trùng.

Ở Việt Nam, chuyển vạt tự do trong điều trị khuyết hổng tổ chức được thực hiện từ những năm cuối 1980 ở các bệnh viện tuyến Trung ương. Ngày nay, kĩ thuật này đã được áp dụng và phát triển ở các tuyến tỉnh. Tuy nhiên, phẫu thuật chuyển vạt tự do còn được triển khai ở mức độ hạn chế do kĩ thuật còn gặp nhiều khó khăn.

Để tiến hành cuộc phẫu thuật cần: đảm bảo vô cảm cho cuộc mổ kéo dài, đội ngũ phẫu thuật viên có kinh nghiệm và đầy đủ trang thiết bị thực hiện kĩ thuật vi phẫu.

Công tác theo dõi bệnh nhân sau mổ cũng cần được chú trọng như: tắc mối nối mạch, nhiễm khuẩn và cần phải dự phòng thuyên tắc mạch,…

Tại khoa CTCH – BV HNĐK Nghệ An vừa qua, chúng tôi đã triển khai phẫu thuật chuyển vạt vi phẫu có cuống mạch rời tại các vị trí như: vùng quanh gối, cẳng chân, cổ bàn chân, vùng cùng cụt, cổ bàn tay… với kết quả khả quan giúp bệnh nhân ra viện sớm, hạn chế chi phí điều trị, tránh cắt cụt chi thể.

Kĩ thuật được triển khai thành công là một bước ngoặt lớn trong công tác chuyên môn, là tiền đề điều trị cho những bệnh nhân KHPM ở những vị trí khó hoặc không sử dụng được các vạt tại chỗ hay vạt có cuống mạch liền.

Một số hình ảnh minh họa

  1. Khuyết hổng phần mềm mu chân được che phủ bằng vạt đùi trước ngoài tự do
 

 

Hình ảnh trước mổ

 

 

 

 

Hình ảnh sau mổ cắt lọc

Thiết kế vạt nơi cho

 

Vạt tự do sau khi bóc tách

              

 

Hình ảnh sau phẫu thuật

 

  1. Khuyết hổng phần mềm khuỷu tay được che phủ bằng vạt đùi trước ngoài tự do

Hình ảnh trước mổ

 

Hình ảnh sau cắt lọc

 

Hình ảnh vạt được bóc tách tự do

 

Hình ảnh sau khâu nối che phủ

 

 

  1. Khuyết hổng phần mềm bàn tay được che phủ bằng vạt đùi trước ngoài tự do

Hình ảnh trước phẫu thuật 

Hình ảnh sau phẫu thuật