1. Sẹo hẹp khí quản là gi?
Sẹo hẹp khí quản là tình trạng bít tắc một phần hay hoàn toàn khí quản, có thể do bẩm sinh hoặc mắc phải. Sẹo hẹp khí quản là biến chứng do tổn thương khí quản gây sẹo, làm hẹp khẩu kính đường thở.
Sẹo hẹp khí quản là hậu quả của nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó nguyên nhân sau đặt nội khí quản và sau phẫu thuật mở khí quản có tỷ lệ ước tính là 4,9 trường hợp trên một triệu dân mỗi năm. Trong số tất cả các bệnh nhân đặt nội khí quản, tỷ lệ hẹp sau đặt ống nội khí quản và tỉ lệ hẹp sau phẫu thuật mở khí quản thay đổi khoảng 10- 22%, nhưng chỉ có 1-2% bệnh nhân có triệu chứng hẹp hoặc hẹp nặng. Ngoài ra, sự gia tăng tai nạn giao thông trên thế giới đã góp phần làm cho tỷ lệ chấn thương khí quản tăng và kéo theo tỷ lệ biến chứng sẹo hẹp khí quản cũng tăng theo.
2. Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ
Có rất nhiều nguyên nhân gây sẹo hẹp khí quản bao gồm: Các viêm nhiễm mạn tính như thoái hoá dạng tinh bột, viêm nhiễm sụn mạn tính, Các u ác tính, Các bệnh mạch tạo keo ở khí quản, Bệnh u hạt… Ở Việt Nam, nguyên nhân gây hay gặp nhất là đặt nội khí quản kéo dài
2.1. Nguyên nhân do đặt ống nội khí quản có bóng
– Tổn thương trong quá trình đặt nội khí quản có thể xảy ra do thao tác, do cọ sát làm tổn thương trong lòng thanh môn hoặc khí quản. Độ tỳ đè của ống nội khí quản dẫn tới thiếu máu xảy ra hoại tử và gây loét. Ngoài ra, nhiễm trùng thứ phát và viêm màng sụn, vấn đề sưng nề lan toả, sự quá sản tuyến dưới niêm mạc và tổ chức hạt phát triển đều có nguy cơ gây sẹo hẹp khí quản.
– Nếu đặt nội khí quản kéo dài quá 7 ngày với người lớn và kéo dài vài tuần với trẻ nhỏ cũng có thể là nguyên nhân dẫn tới sẹo hẹp khí quản.
– Hội chứng trào ngược dạ dày – thực quản
Dịch acid dạ dày trào vào khí quản gây nên viêm do hóa chất làm nặng thêm tổn thương tại chỗ, có thể gây nguy cơ tạo tổ chức hạt. Những bệnh nhân nặng trong phòng cấp cứu có tỷ lệ rất cao hội chứng trào ngược này và đặc biệt là những bệnh nhân có đặt ống thông dạ dày.
– Các bệnh phối hợp:
Tất cả các tình trạng ngộ độc, thiếu máu, huyết áp cao, giảm oxy máu, suy gan, suy thận, nhiễm trùng thận, mức độ nặng của hôn mê, bệnh nhân mất nước do tiêu chảy, giảm oxy thở vào đều làm ảnh hưởng tới chấn thương do đặt nội khí quản
2.2. Nguyên nhân do mở khí quản
Tổn thương cơ bản bắt đầu từ loét niêm mạc dẫn đến hoại tử và tiêu sụn khí quản. Các nguyên nhân có thể gây sẹo hẹp do mở khí quản là: bóng của ống nội khí quản tổn thương ngay tại vị trí mở khí quản, đầu dưới của ống nội khí quản cọ sát vào thành trước khí quản, lưng ống nội khí quản quá cong tì đè vào thành sau khí quản
2.3. Nguyên nhân do chấn thương trực tiếp vào vùng KQ
Thường gặp trong viêm thanh khí quản, sởi, lao… [53]. Trong quá trình hồi phục sau viêm nhiễm sẽ xuất hiện các sợi xơ dưới niêm mạc, hình thành sẹo co kéo và gây sẹo hẹp khí quản.
2.5. Một số nguyên nhân khác
Do sặc hoặc uống nhầm, hít phải hoá chất hoặc cố ý uống hoá chất (tự tử)…các chất hoá học kích thích hoặc gây cháy niêm mạc thanh khí quản, gây viêm và quá phát niêm mạc, hậu quả là bị sẹo hẹp khí quản.
3. Triệu chứng thường gặp của sẹo hẹp khí quản
– Khám lâm sàng:
Khó thở thanh quản : Khó thở ở thì thở vào, khó thở chậm, co kéo các cơ hô hấp.
Bệnh nhân đang phải đặt ống thở thì có triệu chứng khó rút ống, phải đặt lại ống hoặc mở khí quản. Đó là dấu hiệu đầu tiên của sẹo hẹp mắc phải.
4. Các thăm khám cận lâm sàng cần làm.
4.1. Chẩn đoán hình ảnh
– Phim cổ nghiêng là hình ảnh rất quan trọng.
– Phim phổi thẳng để đánh giá tổn thương đường khí phế quản ở trong lồng ngực hoặc biến chứng thứ phát của tắc đường hô hấp trên gây ra cho đường hô hấp dưới.
– CT Scan hoặc MRI cung cấp chi tiết giải phẫu của đường khí và cấu trúc xung quanh. Hình ảnh CT Scan và MRI chỉ ra lòng đường thở và các khối bên ngoài đè vào đường thở.
– Soi thanh quản bằng ống soi mềm: để đánh giá sự vận động của dây thanh khi bệnh nhân tỉnh trước khi mổ.
– Soi khí quản trực tiếp.
– Soi khí quản đánh giá được sẹo mềm (sẹo mới) hay cứng (sẹo cũ), chiều dài và tình trạng của sẹo hẹp.
5. Điều trị sẹo hẹp khí quản
Ngày nay, nhiều chuyên gia chỉnh hình khí quản trên thế giới đã chủ trương phẫu thuật chỉnh hình khí quản ở trẻ có cân nặng từ 15 kg trở lên.
5.1. Nội soi thanh – khí quản
Phương pháp này cho phép cắt bỏ các hẹp thanh khí quản do nụ sùi, các màng dính thanh quản mép trước hoặc các màng dính mỏng khí quản
Hình 1: Bộ dụng cụ thường dùng để phẫu thuật nội soi khí quản
5.2. Chỉnh hình khí quản bằng các vạt ghép tự thân
Phương pháp này được chỉ định trong các trường hợp:
Vật liệu ghép tự thân thường được sử dụng là sụn vành tai, sụn vách ngăn mũi, sụn sườn…
5.3. Nối khí quản tận – tận
Có thể cắt bỏ đoạn khí quản dài 4-5 cm và bóc tách 2 đầu để nối tận – tận
Chỉ định trong nối tận – tận:
5.4. Đặt ống nong khí quản
Chỉ định: Sử dụng như một giải pháp tạm thời để bệnh nhân phục hồi sức khỏe hoặc phòng ngừa khỏi chết vì hô hấp do không chỉ định cho các phẫu thuật khác.
Các loại ống nong khí quản thường dùng như: ống Aboulker, ống Montgomery.
6. Phòng ngừa sẹo hẹp khí quản
6.1. Đối với nhân viên y tế:
Việc xử trí kỳ đầu các chấn thương thanh – khí quản có ý nghĩa và giá trị dự phòng rất lớn.
– Các kỹ thuật hồi sức cấp cứu khác nhau có tác động lên khí quản cần được tiến hành một cách hợp lý, thận trọng, an toàn, ngăn ngừa các di chứng có khi xuất hiện rất chậm về sau.
– Thời gian đặt nội khí quản không quá 7 ngày. Nếu bệnh nhân phải thở máy thì nên mở khí quản sớm hơn, đặc biệt là bệnh nhân có các bệnh toàn thân nặng như đái đường, suy gan, thận… Nên lựa chọn các loại ống nội khí quản hoặc cannula khí quản nhựa mềm hoặc silicone
– Chú ý đến kỹ thuật mở khí quản, không mở khí quản cao và không làm tổn thương nhiều đốt sụn khí quản. Kỹ thuật mở khí quản nên khâu hai sợi chỉ nâng hai mép khí quản bên để khi đặt cannula hoặc thay cannula thành khí quản không bị sập; nên sử dụng cannula có kích cỡ phù hợp với đường thở. Nếu không cần thở máy thì nên dùng cannula không cuff kèm theo có cửa sổ
– Nên có phương pháp phù hợp để ngăn chặn hoại tử niêm mạc đường thở do áp lực của cuff bằng cách tăng thể tích bề mặt cuff, giảm áp lực ở giới hạn 25mmHg và hạn chế gây chấn thương mạnh trong lúc đặt ống nội khí quản. Dùng các đầu nối giữa ống nội khí quản và máy thở để giảm chấn thương nhỏ lặp lại nhiều lần trong lúc chăm sóc bệnh nhân và di chuyển máy thở. Dùng các loại kháng sinh, giảm đau, an thần, giãn cơ để phòng tránh nhiễm trùng, tránh gây kích thích cho bệnh nhân trong quá trình thở máy.
6.2. Đối với bệnh nhân và người chăm sóc
Ở các bệnh nhân có yếu tố nguy cơ, khi có triệu chứng sớm của sẹo hẹp khí quản như khó thở cần đến cơ sở y tế có kinh nghiệm để được phát hiện và điều trị sớm. Trường hợp bệnh nhân đến ở giai đoạn sẹo hẹp mức độ lớn sẽ có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng cũng như làm ảnh hưởng đến kết quả điều trị.
Khoa Tai mũi họng, Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An là cơ sở tế có nhiều kinh nghiệm trong khám phát hiện sớm và phẫu thuật điều trị sẹo hẹp khí quản
Để đặt lịch khám và tìm hiểu thông tin, xin vui lòng liên hệ:
Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An.
Km5, Đại lộ Lê nin, xã Nghi Phú, TP Vinh, Nghệ An.
Số điện thoại đặt lịch khám: 1900.8082 hoặc 0886.234.222
Thời gian đặt hẹn: 7h – 16h thứ 2 đến thứ 6
Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An là bệnh viện tuyến tỉnh đầu tiên trong cả nước đủ điều kiện thực hiện kỹ thuật ghép gan
Đoàn công tác của Bộ Y tế và Bệnh viện Bạch Mai đến thăm và làm việc tại Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An để hỗ trợ xây dựng bệnh viện hạng đặc biệt
Truyền thông và ứng dụng chuyển đổi số Y tế tại bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An – Hưởng ứng ngày chuyển đổi số quốc gia năm 2024
Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An tiếp tục thực hiện thành công lấy, ghép tạng từ người cho chết não
Copyright © 2024 BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ ĐA KHOA NGHỆ AN