Vừa qua, Khoa Chấn thương chỉnh hình, bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An tiếp nhận bệnh nhân L.V.N, 30 tuổi, vào viện vì vết thương ngón III tay phải do máy cắt. Bệnh nhân đã được điều trị tại một cơ sở ý tế trước đó nhưng không cải thiện. Bệnh nhân nhập viện Khoa chấn thương chỉnh hình trong tình trạng vết thương khuyết hổng phần mềm, lộ gân xương, gãy đốt xa ngón III tay trái.
![]() |
![]() |
Sau khi được thăm khám, hội chẩn đầy đủ, Với phương châm giữ lại chiều dài tối đa cho ngón tay, bệnh nhân được chỉ định Phẫu thuật chuyển vạt che phủ ngón tay bằng vạt bẹn, Hay còn gọi là phẫu thuật “giấu ngón tay ở bụng”. Sau phẫu thuật, ngón tay sống tốt, gân xương được che phủ, Bệnh nhân sẽ được hẹn tái khám sau 3 tuần để tách ngón tay khỏi vùng bẹn, Phục hồi lại chiều dài tối đa cho ngón tay, tránh phải cắt bỏ ngón tay.
Phẫu thuật “Giấu ngón Tay ở bụng’’ (chuyển vạt tay bẹn ) là một trong nhiều phương pháp được áp dụng để che phủ các khuyết hổng phần mềm vùng bàn tay.
Phương pháp này dựa trên nguyên lý về sự tái tạo mạch máu trong sinh lý liền vết thương. Vùng tổn thương khuyết hổng phần mềm đầu ngón tay sẽ được cắt lọc làm sạch, xử lý các thương tổn như gãy xương, đứt gân, tổn thương thần kinh mạch máu. Tiếp đó, Bác sĩ sẽ thiết kế một vạt da vùng bẹn, hoặc bụng của bệnh nhân, Phẫu tích, bóc tách phần da, để lại cuống mạch nuôi, khâu phần da này vào che phủ vùng khuyết hổng ở bàn tay. Sau khoảng 3 tuần, vết thương sẽ liền, đã có các mạch máu tân tạo nên có thể cắt cuống mạch nuôi, giải phóng bàn tay khỏi vùng bẹn.
Bàn tay tuy bé nhưng như một cơ thể thu nhỏ, đầy đủ cả các bộ phận: da, cơ, xương khớp, gân, thần kinh và mạch máu. Người xưa nói: “Giàu đôi con mắt khó hai bàn tay” – Bàn tay ta làm nên tất cả có sức người sỏi đá cũng thành cơm, đôi bàn tay là công cụ quan trọng giúp ta trong cuộc sống hằng ngày.
Trong cấp cứu việc xử trí vết thương bàn tay còn gặp rất nhiều khó khăn và chưa được quan tâm thích đáng(nhiều người quan niệm là tiểu phẫu, là phẫu thuật ở cạnh bàn). Các vùng phẫu thuật trong bàn tay rất chật hẹp, các phẫu thuật viên phải xử lý các thương tổn hoàn hảo: từ xương, gân, mạch máu, cũng như thần kinh.
Vì vậy, yêu cầu điều trị vết thương bàn tay rất cao, cả về giải phẫu và chức năng. Tốt nhất là các thương tổn bàn tay được xử trí ngay từ đầu và trong một lần phẫu thuật. Với mục tiêu phục hồi lại giải phẫu, giữ lại chiều dài tối đa cho các ngón tay,
Tại khoa Chấn thương Chỉnh hình, bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An, đã triển khai thường quy các phương pháp điều trị cho các vết thương bàn tay từ đơn giản đến phức tạp như phẫu thuật kết hợp xương bàn tay, Phẫu thuật khâu nối gân, Ghép gân, phẫu thuật chuyển vạt che phủ phần mềm bàn tay, Phẫu thuật nối ngón tay, bàn tay đứt rời, phẫu thuật cái hoá ngón trỏ, phẫu thuật chuyển ngón chân thay thế ngón tay,…
Với mục tiêu trở thành trung tâm đầu ngành về chấn thương chỉnh hình của tỉnh nhà, Tập thể khoa chấn thương chỉnh hình luôn nỗ lực tối đa để đem lại kết quả tốt nhất cho người bệnh.
Sức khỏe bệnh nhân bị đột quỵ được CSGT Nghệ An cấp cứu kịp thời hiện đã ổn định
Cứu sống bệnh nhân ngừng tuần hoàn ngoại viện
Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An tổ chức họp hội đồng người bệnh cấp bệnh viện
Chào mừng kỷ niệm 94 năm ngày thành lập Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931 – 26/3/2025)
Copyright © 2025 BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ ĐA KHOA NGHỆ AN