Điện thoại CSKH: 19008082 - 0886.234.222
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
Thời gian làm việc: Khám bệnh: 7h-16h (Thứ 2-Thứ 6), 7h-12h (Sáng thứ 7), trừ nghỉ lễ ----- Tiếp nhận cấp cứu và điều trị nội trú 24/7, kể cả nghỉ lễ
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An > Y học thường thức > Phòng bệnh mùa Thu Đông cho cả gia đình

Phòng bệnh mùa Thu Đông cho cả gia đình

Phòng bệnh mùa Thu Đông, tại sao lại quan trọng như thế? Các bệnh lây nhiễm ảnh hưởng đến sức khỏe là một trong những lo lắng của các gia đình khi thời tiết chuyển giao sang mùa Thu Đông. Vì vậy, để hạn chế các loại virus, vi khuẩn có thể tấn công gây bệnh cũng như có thể chủ động phòng tránh thì các biện pháp chăm sóc có vai trò rất quan trọng.

Vì vậy, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những biện pháp phòng bệnh mùa Thu Đông hiệu quả cho gia đình bạn.

1. Hình thành lối sinh hoạt khoa học

Chủ động bảo vệ sức khỏe là một trong những xu hướng được hưởng ứng mạnh mẽ. Bởi có thể thấy hiện nay có rất nhiều yếu tố gây ảnh hưởng đến sức khỏe như ô nhiễm môi trường, các loại virus, vi khuẩn sinh sôi, … Thì hơn bao giờ hết việc “phòng hơn chữa” trở nên rất quan trọng.

Do đó, để có thể bảo vệ sức khỏe an toàn toàn cho cả gia đình thì cần thực hiện xây dựng thói quen sinh hoạt điều độ, khoa học:

  • Ăn chín uống sôi
  • Đảm bảo yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm
  • Tích cực duy trì các hoạt động thể dục thể thao, tinh thần lạc quan
  • Không sử dụng quá nhiều thức ăn nhanh, đồ chiên dầu trong chế độ dinh dưỡng

Đây là một trong những thói quen cơ bản, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch tốt, có sức đề kháng cao, khiến cho cơ thể phòng bệnh tốt hơn, tạo được tinh thần thoải mái.

2. Hạn chế rượu, bia, chất kích thích và không sử dụng thuốc lá

Để tăng cường sức khỏe và duy trì một lối sống lành mạnh thì chắc chắn không thể bỏ qua thuốc lá, rượu bia. Một số bệnh như tim mạch, lao phổi, ung thư phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen suyễn, xơ gan, … có thể bắt nguồn từ thói quen sử dụng bia, rượu, thuốc lá thường xuyên.

Mỗi người phải tự tránh xa nó và khuyên mọi người nên từ bỏ thói quen hút thuốc và hạn chế uống rượu, bia để bảo vệ sức khỏe và phòng tránh các bệnh tật, đặc biệt trong thời điểm giao mùa Thu Đông.

3. Thường xuyên vận động mỗi ngày

Các chuyên gia chăm sóc sức khỏe cũng đã chỉ ra, người thường xuyên vận động, tập thể dục mỗi ngày trong khoảng 45 phút sẽ giảm được nguy cơ mắc các bệnh như: Cảm lạnh, giảm viêm đa khớp, kiểm soát được cơn hen. Đối với những người ít vận động thì nguy cơ cao mắc bệnh có thể cao gấp 4 lần so với những người có thể duy trì tập thể dục thể thao ít nhất 45 phút mỗi ngày.

Nhiều người thường có nguy cơ giảm các hoạt động vận động ngoài trời trong thiết Thu Đông do sự thay đổi của khí hậu nhiệt độ lạnh hơn. Thế nên có nguy cơ sẽ làm tăng khả năng mắc các bệnh lây nhiễm hay các bệnh liên quan đến xương khớp trong thời gian này.

4. Cân bằng môi trường vi sinh của đường ruột

Ngăn chặn các loại vi khuẩn có hại tấn công cơ thể cũng như có thể tăng cường sức đề kháng thì cần có chế độ dinh dưỡng phù hợp. Đặc biệt, việc sử dụng các loại thực phẩm giúp cân bằng vi sinh đường ruột có vai trò rất quan trọng.

Một trong những giải pháp hàng đầu đó chính là nên sử dụng các loại sữa chua. Vì trong sữa chua có rất nhiều men vi sinh đều là những loại vi khuẩn có lợi cho đường ruột, ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn có hại. Từ đó, giúp cho hệ miễn dịch tại đường ruột tăng cường hoạt động, thực hiện tốt chức năng tiêu hóa và hấp thụ các chất dinh dưỡng có trong thức ăn. Hệ tiêu hóa hoạt động tốt sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh và có hệ miễn dịch tốt để phòng bệnh gây hại rất tốt.

5. Không tự ý sử dụng thuốc kháng sinh

90% bệnh cảm lạnh hay cúm là do virut gây ra, do đó, không tự ý dùng thuốc kháng sinh vì thuốc kháng sinh chỉ được sử dụng để điều trị các bệnh do nhiễm khuẩn.

Kháng sinh không có tác dụng diệt virut, ngoài ra, tác dụng phụ của kháng sinh gây rối loạn tiêu hóa gây tiêu chảy do kháng sinh. Việc sử dụng các loại thuốc chữa cảm lạnh có nguồn gốc thảo dược theo bài thuốc của y học cổ truyền thường đạt hiệu quả và lợi ích lâu dài.

Vì các bài thuốc này làm giảm và hết triệu chứng của cảm lạnh và cảm cúm theo cơ chế điều hoà cơ thể và trục xuất tác nhân (phong hàn) gây bệnh.

 Ngoài ra, để làm giảm các triệu chứng cảm hoặc cúm, chúng ta nên giữ cơ thể ở trong phòng đủ ấm và độ ẩm thích hợp, súc miệng thường xuyên và nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý mỗi ngày uống một ly nước chanh, uống thêm viên bổ sung kẽm để giúp nâng cao sức đề kháng và tăng cường khả năng miễn dịch phòng chống bệnh.

                                                                                          (Nguồn: báo Sức khoẻ đời sống, báo Sức khoẻ)